Bạn dùng tủ lạnh hằng ngày, nhưng bạn có từng thắc mắc tủ lạnh là gì chưa? Và nó được ra đời khi nào? Sau đây hãy cùng Limosa tìm hiểu nhé:

tủ lạnh là gì

1. Tủ lạnh là gì?

Tủ lạnh là gì? Tủ lạnh là một thiết bị điện có tác dụng làm mát. Tủ lạnh thường có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính như sau:

Dàn ngưng: bộ phận trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh ngưng tụ và môi trường làm mát.

Block: có nhiệm vụ hút môi chất lạnh và duy trì áp suất cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp.

Chất làm lạnh: chất để tạo nhiệt độ lạnh của tủ.

Dàn bay hơi: bộ phận có nhiệm vụ trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh và môi trường cần làm lạnh.

➤ Trong quá trình sử dụng, chiếc tủ lạnh tại gia đình bạn có thể xảy ra một số vấn đề hư hỏng bởi cách sử dụng, cách bảo quản của quý khách hàng. Khi thiết bị xuất hiện các lỗi, ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động của tủ lạnh, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Limosa qua số để có thể được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất về dịch vụ sửa tủ lạnh, dịch vụ bơm ga tủ lạnh giá rẻ, chuyên nghiệp, uy tín của trung tâm

➤ Một cách khác có thể kéo dài được tuổi thọ cho chiếc tủ lạnh, mặt khác có thể cải thiện được về không gian, chất lượng thức ăn được bảo quản, quý khách hàng hãy thường xuyên vệ sinh tủ lạnh theo định kỳ từ 03 – 06 tháng/ 1 lần nhé. Tại Limosa chuyên cung cấp dịch vụ vệ sinh tủ lạnh tại nhà, có mặt sau 30 phút khi tiếp nhận đơn hàng yêu cầu của người dùng

(*) Xem thêm:

>>> Công dụng khác của tủ lạnh có thể bạn chưa biết !!!

>>> Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả nhất

>>> Công suất tiêu thụ điện hằng ngày của tủ lạnh là bao nhiêu?

>>> Cách vệ sinh tủ lạnh cũ đơn giản, hiệu quả nhất

2. Tủ lạnh được ra đời như thế nào?

tủ lạnh được ra đời như thế nào

Ngay từ thời xưa, con người đã sử dụng các thùng kín đựng tuyết hoặc xây dựng các hầm chứa băng để bảo quản thực phẩm cũng như ướp lạnh trái cây, đồ uống. Đến thế kỉ XVIII, con người đã đặt những viên đá vào một chiếc tủ kín và thường xuyên thay đá để thức ăn có thể được bảo quản lâu hơn.

Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng đá ngày một tăng cao nên người ra bắt đầu nghĩ tới các biện pháp sản xuất đá qua các loại máy móc, thiết bị. 

Vào thế kỉ 11, Ibn Sina đã nghiên cứu và chế tạo thành công cuộn dây ngưng tụ bằng hơi nước. Đến năm 1805, Oliver Evans – một nhà phát minh người Mỹ đã thiết kế thành công chiếc máy lạnh đầu tiên sử dụng hơi để làm mát.

Sau đó, đến năm 1834,  chiếc tủ làm mát đầu tiên đã được cho ra mắt bởi Jacob Perkins. Và chỉ sau đó khoảng 10 năm, dựa trên phát minh trước đó của Oliver Evans, một vị bác sĩ người Mỹ đã phát minh ra chiếc tủ lạnh để tạo ra nước đá, làm mát không khí cho những bệnh nhân.

Tiếp nối những thành công này, James Harrison đã thiết kế thành công máy làm nước đá sử dụng cho các mục đích khác như sản xuất bia, đóng gói thịt… Sau đó, vào năm 1876, kỹ sư người Đức Carl Von Linden đã thiết lập quá trình hóa lỏng khí. Đây là một bước tiến quan trọng có công nghiệp điện lạnh sau này.

Năm 1913, chiếc tủ lạnh đầu tiên được ra đời. Đến năm 1920, Freon bắt đầu được đưa vào sử dụng để thay thế cho các chất làm lạnh trước đó. Đây là một chất không màu, không mùi và không gây hại đến sức khỏe của người sử dụng. 

Từ những năm 1940, mô hình tủ lạnh có ngăn đông ở trên và ngăn mát ở dưới được sử dụng ở hầu hết các hộ gia đình.

lịch sử ra đời của tủ lạnh

Tuy nhiên, vài năm sau đó, chất Freon bị cấm sử dụng do ảnh hưởng xấu đến tầng ozon. Kể từ đó, các biến thể của tetrafluoroethane đã được sử dụng như một chất làm lạnh.

Cho đến ngày nay, tủ lạnh vẫn không ngừng được phát triển và cải tiến với nhiều công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Lợi ích của tủ lạnh không chỉ dừng lại ở làm đá, bảo quản tủ lạnh mà còn nhiều công dụng khác.

Các thương hiệu tủ lạnh được ưa chuộng hiện nay bao gồm: Samsung, Hitachi, Panasonic, LG, Sharp…

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

3.1. Cấu tạo của tủ lạnh

Tủ lạnh thông thường gồm bốn bộ phận chính: dàn ngưng, máy nén (Block), chất làm lạnh (gas), và dàn bay hơi. Mỗi bộ phận đóng một vai trò quan trọng trong quá trình làm lạnh.

– Dàn ngưng là thiết bị trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh và môi trường xung quanh. Nó thực hiện nhiệm vụ thải nhiệt từ môi chất lạnh ra ngoài, giúp môi chất chuyển từ dạng hơi sang dạng lỏng. Dàn ngưng thường được làm bằng sắt hoặc đồng, có cánh tản nhiệt để tăng hiệu quả. Một đầu của dàn ngưng được nối với đầu đẩy của máy nén, còn đầu kia nối với phin sấy lọc trước khi đi vào ống mao.

– Máy nén, hay còn gọi là Block, thường là loại một hoặc hai pittong. Nó có nhiệm vụ hút hơi môi chất lạnh từ dàn bay hơi, nén hơi này lên áp suất cao và đẩy vào dàn ngưng. Đồng thời, máy nén cũng duy trì áp suất cần thiết cho quá trình bay hơi ở nhiệt độ thấp trong hệ thống.

– Chất làm lạnh, hay gas, là chất lỏng dễ bay hơi được sử dụng để tạo ra nhiệt độ lạnh trong tủ. Một số hệ thống sử dụng amoniac tinh khiết làm chất làm lạnh. Nhiệt độ bay hơi của chất làm lạnh thường ở khoảng -27°C đến -32°C, tạo ra môi trường lạnh cần thiết trong tủ.

– Cuối cùng, dàn bay hơi là nơi diễn ra quá trình làm lạnh chính. Nó trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh và môi trường cần làm lạnh bên trong tủ. Dàn bay hơi thu nhiệt từ không khí trong tủ, làm cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp. Bộ phận này được lắp đặt sau ống mao hoặc van tiết lưu và trước máy nén trong hệ thống lạnh.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa bốn bộ phận này tạo nên một chu trình làm lạnh liên tục, duy trì nhiệt độ thấp ổn định bên trong tủ lạnh, giúp bảo quản thực phẩm và đồ uống hiệu quả.

3.2. Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

Tủ lạnh vận hành dựa trên một chu trình làm lạnh phức tạp, bao gồm bốn giai đoạn chính liên tiếp nhau.

– Bắt đầu tại máy nén, nơi môi chất lạnh ở dạng khí được nén lên áp suất và nhiệt độ cao, tạo động lực cho toàn bộ hệ thống.

– Tiếp theo, môi chất nóng này được đẩy vào dàn nóng, hay còn gọi là dàn ngưng tụ. Tại đây, không khí xung quanh làm mát môi chất, khiến nó ngưng tụ thành chất lỏng có áp suất cao nhưng nhiệt độ đã giảm, đồng thời tỏa nhiệt ra môi trường.

– Sau đó, môi chất lỏng áp suất cao đi qua van tiết lưu, nơi nó được giãn nở đột ngột, chuyển sang trạng thái áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

– Cuối cùng, tại dàn lạnh, môi chất lạnh hấp thụ nhiệt từ không khí trong tủ, bay hơi trở lại dạng khí và làm giảm nhiệt độ không khí xung quanh, tạo ra hiệu ứng làm lạnh bên trong tủ. Sau khi hoàn thành giai đoạn bay hơi, môi chất khí quay trở lại máy nén, bắt đầu một chu kỳ mới. Sự lặp lại liên tục của chu trình này duy trì nhiệt độ thấp ổn định trong tủ lạnh, đảm bảo hiệu quả bảo quản thực phẩm.

Hiểu rõ nguyên lý này không chỉ giúp chúng ta nhận thức được vai trò quan trọng của từng bộ phận trong tủ lạnh mà còn cung cấp nền tảng để chẩn đoán và xử lý các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình sử dụng.

Qua đây, Limosa đã tóm tắt ngắn gọn cho các bạn biết tủ lạnh là gì? Và quá trình tủ lạnh ra đời như thế nào rồi đấy. Limosa hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu thêm phần nào về những điều thú vị xung quanh mình. Nếu bạn có bất kì vấn đề gì hay cần sử dụng dịch vụ sửa tủ lạnh thì có thể liên hệ với Limosa theo số 1900 2276 hoặc limosa.vn nếu còn thắc mắc cần được hỗ trợ nhé.

🍀🍀 Quý đọc giả nếu có quan tâm đến một số dịch vụ hữu ích cần cho việc sửa chữa tủ lạnh của mình tại Limosa vui lòng tham khảo tại đây :

👉 Sửa tủ lạnh

👉 Sửa tủ đông

👉 Sửa tủ mát

👉 Sửa máy làm đá

Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)