“Chi phối” được hiểu là cụm từ để chỉ việc tác dụng quyết định, điều khiển, chỉ đạo hoặc khống chế. Vậy thì quyền chi phối là gì, và quyền chi phối của một doanh nghiệp là gì, Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa cùng bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Quyền chi phối là gì?

Cụm từ “chi phối” được hiểu là cụm từ để chỉ việc tác dụng điều khiển, quyết định, chỉ đạo hoặc khống chế đối với cái gì đó, người nào đó hoặc việc gì đó. 

Vậy thì quyền chi phối được hiểu là quyền hạn có thể định đoạt trong một tổ chức. Bạn có thể tham khảo các trường hợp như định đoạt quyền hạn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, việc tổ chức quản lý và các quyết định quản lý quan trọng…

Thường nghe nhất có lẽ là quyền chi phối của một doanh nghiệp. Vậy thì quyền chi phối của một doanh nghiệp là gì và các quy định liên quan đến quyền chi phối.

Quyền chi phối là gì

2. Quyền chi phối của một doanh nghiệp là gì?

Như vậy ở trên chúng ta đã phần nào hiểu hơn về thuật ngữ quyền chi phối là gì rồi phải không? Tiếp theo thì chúng ta sẽ tìm hiểu về quyền chi phối trong doanh nghiệp nhé. 

Theo đó thì “Quyền chi phối của một doanh nghiệp” được nêu định nghĩa khá rõ ràng như sau: Đây chính là quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động. Ngoài ra, còn có quyền đưa ra các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt. Hoặc là quyền hạn trong việc tổ chức quản lý và các quyết định quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp đó.

Ta cũng sẽ thường nghe “Quyền chi phối của một doanh nghiệp” đối với một doanh nghiệp khác. Theo đó thì quyền này sẽ bao gồm các quyền sau đây:

– Quyền được sở hữu duy nhất của doanh nghiệp;

– Quyền của cổ đông hoặc là quyền của thành viên góp vốn chi phối của doanh nghiệp;

– Quyền trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên và cả chức vụ Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp;

– Quyền trực tiếp hoặc là gián tiếp quyết định việc phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ dành cho doanh nghiệp;

– Quyền trực tiếp hay gián tiếp đưa ra quyết định được các chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp;

– Các trường hợp chi phối khác thì cũng được thể hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp chi phối và doanh nghiệp bị chi phối. Và, đồng thời các quyền hạn này cũng được ghi vào Điều lệ của doanh nghiệp bị chi phối.

Như thế thì bạn đã biết được quyền chi phối là gì và quyền chi phối của một doanh nghiệp là gì. Liên quan trực tiếp đến quyền chi phối là cổ phần chi phối. Cụ thể về cổ phần chi phối là gì, thì chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé. 

Các quyền chi phối là gì

3. Cổ phần chi phối và quyền chi phối là gì trong Công ty cổ phần?

Cổ phần chi phối được hiểu chính là số cổ phần mà người nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. 

Trong Công ty cổ phần thì các cổ đông được xem như là chủ sở hữu công ty đó. Các cổ đông sẽ hợp lại thành Đại hội đồng cổ đông (ở đây chúng ta gọi tắt là “ĐHĐCĐ”). Nên ĐHĐCĐ sẽ là cơ quan có được quyền quyết định cao nhất đối với công ty cổ phần. Cơ quan này tiếp tục bầu ra các thành viên Hội đồng quản trị (được gọi tắt là “HĐQT”) cùng với thành viên Ban kiểm soát (nếu có). Những người này để thay mặt các cổ đông điều hành và kiểm soát công ty. Chính vì thế, trong trường hợp cổ đông nào nắm giữ tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty càng nhiều thì lẽ dĩ nhiên quyền lực càng lớn bởi thế mà có thể chi phối đến những quyết định của ĐHĐCĐ trong công ty cổ phần.

Thế nên mới nói: Việc nắm giữ tỷ lệ % sở hữu cổ phần trong công ty càng nhiều thì quyền chi phối sẽ thuộc về người đó. 

Ngoài ra còn có chi phối thông qua việc kiểm soát quyền họp cũng như lấy ý kiến bằng văn bản của ĐHĐCĐ và HĐQT trong công ty. Quyền hạn của ĐHĐCĐ và HĐQT cũng đã được nêu trong LDN 2020 quy định rất cụ thể tại Điều 138 và Điều 153 LDN 2020. 

Cụ thể thì khi quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của hai cơ quan này yêu cầu buộc phải tiến hành họp để biểu quyết hoặc lấy ý kiến biểu quyết bằng văn bản. Cơ chế biểu quyết của hai cơ quan này cũng được luật quy định khác nhau. Theo đó thì, ĐHĐCĐ biểu quyết dựa trên tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết của mỗi cổ đông, còn HĐQT biểu quyết sẽ dựa trên số lượng các thành viên HĐQT và mỗi thành viên HĐQT sẽ có một phiếu bầu ngang nhau, cũng như không phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần.

Bên cạnh đó thì quyền chi phối còn có được thể hiện rõ thông qua: 

  • Chi phối cũng như kiểm soát công ty thông qua việc quy định và đưa ra các kiểm soát nội dung điều lệ, hoặc là tiến hành sửa đổi/bổ sung hoặc thay thế điều lệ công ty cổ phần. 
  • Chi phối cũng như kiểm soát doanh nghiệp dựa vào các văn bản/hợp đồng thỏa thuận trước, sau và lúc thành lập hoặc trở thành cổ đông của công ty cổ phần. 
  • Chi phối bằng cách việc nắm giữ hoặc cử người khác nắm giữ các chức danh quản lý quan trọng ở trong Công ty cổ phần. 

Trên đây là các giải đáp liên quan đến thắc mắc: Quyền chi phối là gì và các thông tin mở rộng khác. Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa hỗ trợ bạn nhiều thông tin khác về sửa máy tại nhà, nếu cần hãy liên hệ ngay nhé.

🍀🍀 Quý đọc giả nếu có quan tâm đến một số dịch vụ hữu ích cần cho việc sửa chữa đồ điện gia dụng của mình tại Limosa vui lòng tham khảo tại đây :

👉 Sửa máy nước nóng lạnh

👉 Sửa cây nước nóng lạnh

👉 Sửa máy lọc nước

👉 Thay lõi lọc nước

Đánh Giá
hotline