Nếu bạn là startup trong lĩnh vực kinh doanh, sáng lập công ty thì chắc đã nghe nhiều đến thuật ngữ Incubator. Trường hợp bạn chưa biết rõ về Incubator là gì thì hãy đọc bài viết sau đây của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa. Bài viết sẽ tập trung giới thiệu về Incubator, định nghĩa, đặc điểm, và những lợi ích mà Incubator mang đến cho những nhà sáng lập công ty. Từ đó, bạn sẽ biết thêm về khái niệm này. 

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Khái niệm Incubator là gì?

Incubator là gì? Trước tiên về nghĩa tiếng việt Incubator được biết đến với cụm từ là Vườn ươm doanh nghiệp. Đây là một mô hình được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty khởi nghiệp mới được thành lập phát triển và vươn lên mạnh mẽ.

Mô hình này có thể hiểu “vườn ươm”, là nơi nuôi dưỡng, ươm mầm cho các doanh nghiệp, giúp các công ty mới thành lập có thể sống sót và phát triển trong giai đoạn khởi đầu bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các nguồn lực cần thiết. Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ phải trả phí hoặc chia sẻ cổ phần cho vườn ươm hay những nhà đầu tư.

Khái niệm Incubator là gì

2. Lịch sử của Incubator là gì?

Tiếp theo về khái niệm Incubator là gì, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn lịch sử hình thành của vườn ươm doanh nghiệp. Khái niệm này bắt nguồn từ từ năm 1959 tại Hoa Kỳ, gắn với sự kiện Joseph Macuso khai trương Trung tâm công nghiệp Batavia, vùng Batavia – New York. Mô hình vườn ươm đã lan rộng sang khắp đất nước Hoa Kỳ, rồi vươn tới Châu Âu vào những năm 1980, nở rộ với nhiều hình thức khác nhau như các Trung tâm đổi mới; công viên khoa học, công nghệ,…

Hiệp hội vườn ươm quốc gia Mỹ đã ước lượng có khoảng 7.000 vườn ươm hoạt động trên toàn cầu tính đến năm 2006. Riêng khu vực Bắc Mỹ đã có hơn 1.400 vườn ươm, cao hơn so với con số 12 đơn vị vào năm 1980. Mô hình này cũng phát triển đáng kể với 270 quần thể vườn ươm tại Anh, tặng rất nhiều so với những năm 1997, khi đó chỉ có 25 vườn ươm. Tính đến năm 2002 các nước Tây Âu đã có khoảng 900 quần thể vườn ươm.

Mô hình vườn ươm doanh nghiệp này đã lan rộng sang các nước đang phát triển, không còn giới hạn ở những nước phát triển nữa. Mô hình nhận được rất nhiều sự quan tâm hỗ trợ từ nhiều tổ chức quốc tế, chẳng hạn UNIDO – Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc, hay World Bank.

Từ năm 2011 đến nay, hoạt động vườn ươm doanh nghiệp đang phát triển phổ biến trở lại với phương thức hoàn toàn mới đó là vườn ươm doanh nghiệp ảo. Hình thức vườn ảo này sẽ cung ứng nguồn lực to lớn của một tổ hợp doanh nghiệp đến với mọi doanh nghiệp trên toàn thế giới, như thung lũng Silicon.

3. Đặc điểm của Incubator là gì?

Sau khi hiểu được Incubator là gì cùng lịch sử ra đời của nó, bạn cũng cần nắm rõ những đặc điểm của Incubator hay vườn ươm doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Mô hình vườn ươm doanh nghiệp thường tập trung hỗ trợ các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu chưa có sản phẩm hay mô hình kinh doanh.
  • Các vườn ươm doanh nghiệp được thành lập vì cả 2 mục đích có lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận, tuỳ theo.
  • Các trường đại học hay chính quyền địa phương sẽ là những đơn vị tài trợ cho những vườn ươm này.
  • Thay vì các vườn ươm góp vốn vào công ty khởi nghiệp, họ thường hoạt động trên cơ sở cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và thu phí. Bên cạnh đó, cũng có những tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận sẽ lựa chọn đổi lấy cổ phần trong công ty khởi nghiệp tiềm năng tăng trưởng.
Đặc điểm của Incubator là gì

4. Các dịch vụ của Incubator là gì?

Vườn ươm doanh nghiệp có đa dạng các dịch vụ nhưng chủ yếu tập trung vào các nhóm sau:

  • Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tài chính
  • Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các cố vấn kinh doanh có kinh nghiệm
  • Dịch vụ cố vấn về định hướng chiến lược kinh doanh, mô hình kinh doanh, quản trị tài chính,…
  • Dịch vụ cung cấp không gian làm việc, nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  • Dịch vụ giúp các công ty khởi nghiệp kết nối với cộng đồng khởi nghiệp để chia sẻ tài nguyên, kinh nghiệm, học hỏi và trao đổi những mối quan hệ làm ăn, ý tưởng kinh doanh,…

5. Lợi ích từ Incubator

Nếu các startup nhận được sự trợ giúp của Incubator họ cũng sẽ nhận lại được những lợi ích trước mắt như có thể giúp họ kiểm tra khả năng thực tế, giúp các startup thể hiện bản thân mình hơn, kiểm tra được sự linh hoạt, mức độ cởi mở, khả năng hòa hợp.

Các  startup sẽ nhận được số tiền tài trợ ban đầu giúp họ hoạt động cũng như xoay sở với những khó khăn tài chính ở giai đoạn đầu. 

Quan trọng là mô hình vườn ươm doanh nghiệp sẽ cho bạn cơ hội được gặp gỡ và lắng nghe tư vấn, hỗ trợ từ chuyên gia. Những người có kinh nghiệm lãnh đạo/ quản trị từ các vườn ươm.

Ngoài ra, bạn còn nhận được sự hỗ trợ từ các nhóm, công ty khác. Bạn có thể tìm thấy những người ở một mảng công việc mình đang rất cần và nghe chia sẻ từ họ, hay nhanh chóng nhận được lời khuyên xác đáng từ những người đi trước trong hầu hết giai đoạn của công việc kinh doanh.

Với mô hình vườn ươm doanh nghiệp, bạn cũng sẽ được làm việc trong một không gian thoải mái, tiện nghi.

Cuối cùng, Incubator cũng sẽ tạo ra các cơ hội lớn cho các startups tiếp xúc các quỹ đầu tư mạo hiểm, những chuyên gia hàng đầu trong ngành, với nhiều cơ hội kinh tế, mở ra cơ hội phát triển lớn ở những giai đoạn sau.

Hy vọng bài viết của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa đã cho bạn thêm những kiến thức hữu ích về Incubator là gì cùng những đặc điểm và lợi ích mà mô hình hoạt động này mang lại. Nếu bạn là những startup và quan tâm có thể tham khảo bài viết và chia sẻ đến nhiều người khác. Hoặc vào trang Limosa.vn để xem thêm những bài viết chia sẻ những thuật ngữ trong ngành khác. 

🍀🍀 Quý đọc giả nếu có quan tâm đến một số dịch vụ hữu ích cần cho việc sửa chữa máy giặt của mình tại Limosa vui lòng tham khảo tại đây :

👉 Sửa máy giặt

👉 Sửa máy giặt LG

👉 Vệ sinh máy giặt

👉 Sửa máy sấy quần áo

Trung tâm sửa chữa Limosa
Trung tâm sửa chữa Limosa
Đánh Giá
hotline