Việc tẩy cặn cho máy pha cà phê là một bước làm sạch vô cùng quan trọng, giúp máy duy trì hiệu suất và tuổi thọ. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua bước này. Hãy cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa khám phá cách tẩy cặn máy pha cà phê và những điều cần lưu ý khi thực hiện qua bài viết dưới đây!

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Khi nào cần tẩy cặn máy pha cà phê?

Sau một thời gian sử dụng, máy pha cà phê có thể tích tụ các chất khoáng bên trong đường cấp nước và các lỗ rót cà phê, làm giảm khả năng chiết xuất, gây rò rỉ, và ảnh hưởng đến hương vị cà phê, khiến nó trở nên nhạt nhẽo. Việc tắc nghẽn các đường ống và lỗ rót cũng có thể gây ra tiếng ồn khi máy hoạt động, làm hỏng các linh kiện bên trong và kéo dài thời gian pha chế. Đôi khi, hiện tượng này còn khiến máy không chiết được cà phê dù đã bấm nút pha. Vậy khi nào cần tẩy cặn cho máy pha cà phê?

Hiện không có quy định cụ thể về tần suất vệ sinh hay tẩy cặn cho máy pha cà phê, vì điều này phụ thuộc vào loại máy, chất lượng và độ cứng của nước, cũng như số lần sử dụng. Phần lớn các máy pha cà phê hiện đại có đèn báo tẩy cặn để nhắc người dùng vệ sinh máy. Nếu máy của bạn không có đèn cảnh báo, bạn nên tẩy cặn khoảng 2-3 lần mỗi năm. Đối với những ai sử dụng máy hàng ngày, việc tẩy cặn nên thực hiện khoảng 1-2 tháng một lần.

Khi nào cần tẩy cặn máy pha cà phê

2. Hướng dẫn cách tẩy cặn máy pha cà phê

Dưới đây Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử sẽ hướng dẫn chi tiết cách tẩy cặn cho máy pha cà phê tại nhà, mời bạn cùng theo dõi: 

2.1. Chuẩn bị hóa chất tẩy cặn

Để có thể tẩy cặn máy pha cà phê thì trước tiên bạn cần chuẩn bị nguyên liệu, chất tẩy rửa: 

  • Chất tẩy rửa tự nhiên: bạn có thể lựa chọn sử dụng giấm ăn, nước chanh hoặc nước 
  • Chất tẩy rửa chuyên dụng: bột baking soda, viên axit citric, chất tẩy CLR …. 

2.2. Hướng dẫn một số cách tẩy cặn máy pha cà phê 

  • Sử dụng giấm để tẩy cặn 

Trước tiên, bạn cần đổ 4 cốc giấm vào bình chứa nước của máy pha cà phê và để nguyên tầm 20 -35 phút sau thì khởi động chế độ pha cà phê như bình thường. Sau đó bạn nên làm sạch hoàn toàn mùi giấm bằng cách cho chạy máy vài lần với nước sạch nhằm tránh mùi giấm ám vào cà phê làm giảm hương vị 

  • Sử dụng chanh để tẩy cặn 

Sau khi pha xong cà phê, bạn cần lấy bã cà phê ra và pha thêm một lần nữa với nước thường để đảm bảo phần vụn cà phê đã được loại bỏ hết. Tiếp đó bạn đổ hết nước trong bình chứa và pha hỗn hợp nước cùng nước cốt chanh rồi chia thành các phần bằng nhau. 

Sau đó bạn đổ hỗn hợp nước chanh vào bình chứa và ngâm khoảng 20 – 30 phút rồi chạy máy để thực hiện chu trình pha cà phê như bình thường khoảng 2 – 3 để hết mùi chanh. 

  • Cách tẩy cặn bằng baking soda 

Bạn cũng có thể sử dụng baking soda để tẩy cặn cho máy pha cà phê theo hướng dẫn sau: Trước tiên, bạn cần ngắt nguồn điện và tháo bộ lọc ra khỏi máy pha cà phê. Tiếp đó bạn cho thêm nước ấm vào bình chứa của máy và hòa tan ¼ cốc baking soda với nước rồi cho vào bình chứa nước. Sau đó bạn bắt đầu khởi động chế độ pha cà phê như bình thường. Sau khi hoàn tất bạn có thêm nước vào bình chứa và ngâm khoảng 20 – 30 phút rồi lại bắt đầu tiếp một lần pha. Lặp lại quá trình này thêm vài lần cho tới khi thấy nước trong, không còn nổi bột trắng hay cặn là được 

  • Hướng dẫn tẩy cặn cho máy pha cà phê tự động 

Hầu hết các loại máy pha cà phê tự động thường được tích hợp sẵn chế độ tự động tẩy cặn chỉ có khác nhau ở quy trình thực hiện. Do đó mà trước khi tẩy cặn bạn cần tham khảo hướng dẫn sử dụng đi kèm máy để biết cách vệ sinh đúng chuẩn. 

Hướng dẫn cách tẩy cặn máy pha cà phê

3. Một số lưu ý khi thực hiện

Về cơ bản, tẩy cặn cho máy pha cà phê là việc mà người dùng cần thực hiện thường xuyên để đảm bảo máy được hoạt động tốt, ổn định. Hãy lưu lại một số những lưu ý quan trọng sau đây: 

  • Chỉ nên sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng cho máy để đạt hiệu quả làm sạch tốt nhất 
  • Chú ý thực hiện tẩy cặn cho máy khoảng 2- 3 tháng/ lần, còn nếu sử dụng máy ở tần suất liên tục thì nên vệ sinh máy đều đặn hàng tháng 
  • Khi sử dụng máy pha cà phê cần sử dụng nguồn nước đủ “ mềm” để hạn chế các cặn bẩn và giúp cho chất lượng cà phê được thơm ngon, chuẩn vị 
  • Làm sạch vỏ ngoài của máy định kỳ để giúp hạn chế các cặn bẩn bám trên bộ lọc, vòi chiết xuất …
  • Tham khảo kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất để đảm bảo việc thực hiện tẩy cặn cho máy đúng cách và hiệu quả nhất 

Bài viết trên đây của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa đã chia sẻ tới bạn cách tẩy cặn máy pha cà phê cũng như những lưu ý quan trọng khi thực hiện. Chúc bạn thực hiện thành công! Nếu còn điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900 2276 để được hỗ trợ nhé!

🍀🍀 Quý đọc giả nếu có quan tâm đến một số dịch vụ hữu ích cần cho việc sửa chữa máy pha cafe của mình tại Limosa vui lòng tham khảo tại đây :

👉 Sửa máy pha cafe

👉 Sửa máy xay cà phê

👉 Sửa máy rang cà phê

👉 Sửa máy xay sinh tố

Trung tâm sửa chữa Limosa
Trung tâm sửa chữa Limosa
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)