Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Limosa.

  Ổ cứng SSD là một trong những lựa chọn để nâng cấp lưu trữ cho hệ thống được nhiều người dùng. Thế đã bao giờ các bạn gặp tình trạng này chưa? Đó là việc BIOS nhận ổ cứng nhưng không boot được, hiểu đơn giản nghĩa là máy tính của bạn không vào được Win. Sau đây Limosa sẽ bật mí cho bạn cách để sửa khắc phục lỗi nhận ổ cứng nhưng không boot được hiệu quả nhé.

nhận ổ cứng nhưng không boot

1. Cập nhật BIOS lên một phiên bản mới nhất

   Cập nhật BIOS lên một phiên bản mới nhất có thể giúp bạn khắc phục các sự cố và cải thiện hiệu suất.

   Tùy thuộc vào bạn đang sử dụng UEFI hay Legacy BIOS, mà có nhiều cách để bạn cập nhật nó. Bạn có thể tham khảo cách mà Limosa giới thiệu cho bạn dưới đây.

2. Load cài đặt mặc định của BIOS.

   Để sửa lỗi nhận ổ cứng nhưng không boot được trong trường hợp nếu như bạn đã thực hiện thay đổi đối với BIOS, bao gồm việc ép xung CPU hay ép xung bộ nhớ, hệ thống cũng có thể không phát hiện được ổ lưu trữ do máy không ổn định.

   Tuy nhiên, bạn có thể vào BIOS và đưa nó về cấu hình mặc định để quay lại bất kỳ thay đổi nào. Các bước liên quan để bạn load cài đặt mặc định có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất hoặc bo mạch chủ.

   Để load cài đặt BIOS mặc định ta thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Tắt PC và chờ nó tắt hoàn toàn.

Bước 2: Tiếp đó, bạn nhấn nút Nguồn và nhấn phím F2/F8/Del để vào mục BIOS Setup Utility. Tùy thuộc vào nhà sản xuất và bo mạch chủ, bạn có thể sẽ có các phím khác nhau để vào BIOS.

Bước 3: Khi ở trong BIOS, bạn hãy sử dụng các phím mũi tên lên xuống để mở tab Exit.

Bước 4: Sử dụng phím mũi tên xuống và highlight Load Default Settings.

Bước 5: Ấn Enter rồi chọn Yes để load cài đặt mặc định của BIOS.

Bước 6: Bạn nhấn F10Enter để thoát và lưu các thay đổi trước đó.

Việc load lại cài đặt mặc định sẽ chạy và xóa tất cả các thay đổi bạn đã thực hiện đối với BIOS. Như vậy, bạn đã khắc phục được lỗi BIOS nhận ổ cứng nhưng không boot được.

Ổ cứng di động loại nào tốt

3. Tháo, kết nối lại ổ cứng.

   Máy của bạn có thể không phát hiện được ổ cứng nếu gặp lỗi với ổ hay ổ bị hỏng và có kết nối lỏng lẻo. Để xác minh trạng thái của ổ, bạn hãy thử tháo ổ cứng ra bằng cách ngắt kết nối cáp và tìm bất kỳ hư hỏng, trục trặc vật lý nào.

   Đối với ổ cứng đã cũ, bạn hãy lau sạch bụi sau đó kết nối nó với PC. Nếu như sự cố vẫn đang tiếp diễn, bạn hãy thử kết nối nó với một máy khác nếu có. Điều này sẽ giúp bạn xác định rõ xem vấn đề là do đâu: bo mạch chủ hay do ổ cứng.

4. Kiểm tra cáp SATA hoặc không được cắm chính xác.

   BIOS nhận ổ cứng nhưng không boot được sẽ không phát hiện ra ổ cứng nếu cáp dữ liệu của nó bị lỗi. Bạn cần đảm bảo rằng cáp SATA đang ở trong tình trạng tốt nhất và đã được kết nối chính xác. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra bo mạch chủ để tìm ra các chân cắm có bị cong hoặc lệch hay không.

   Kiểm tra các tài liệu của nhà sản xuất ổ cứng để biết loại cáp nào phù hợp. Ví dụ, một số nhà sản xuất sẽ khuyên bạn nên dùng hệ thống cáp UDMA cho ổ ATA. Đây là các cáp mã màu yêu cầu bạn định hướng phù hợp để thiết lập và kết nối thích hợp. Bạn cũng có thể tìm thấy tài liệu hỗ trợ cho ổ trên các trang web của nhà sản xuất.

5. Kiểm tra lại dây Power nguồn & cáp connect có ổ cứng HDD.

   Bạn có thể dùng tay thử chạm lên ổ cứng để kiểm tra xem HDD hoạt động không, nếu bạn thấy ổ cứng ko chạy bạn buộc phải thay dây Power nguồn hoặc cáp tín hiệu cho máy. Trong trường hợp máy sở hữu ổ cứng khác cần thay ổ cứng vào để kiểm tra BIOS có nhận được ổ cứng ko và nhận ổ cứng nhưng không boot được. Bạn hãy thử làm theo các bước sau đây để khắc phục lỗi nhé.

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần tiến hành tắt máy của mình rồi khởi động lại. Khi máy đang khởi động, nhấn F2 để hiển thị giao diện màn hình BIOS Setup Utility. Bạn cần lưu ý rằng đối với các bo mạch chủ của những nhà sản xuất khác nhau, quy trình cũng có thể sẽ hơi khác nhau.

Bước 2: Đến tab Boot, bạn kéo xuống chọn mục UEFI/BIOS Boot Mode. Sau đó, nhấn vào Enter và bạn sẽ được yêu cầu sự lựa chọn.

Bước 3: Bạn chọn tìm chế độ Legacy Boot rồi nhấn chọn. Thoát menu BIOS và đợi máy khởi động lại. Như vậy là bạn đã thành công trong việc khắc phục lỗi nhận ổ cứng nhưng không boot được.

6. Cài lại Windows:

   Trong trường hợp ổ cứng nhận dạng được nhưng không thể nào khởi động được, bạn có thể cài lại Windows cho máy tính của mình một cách nhanh nhất để khắc phục.

(*) Các bài viết liên quan:

Dịch vụ cài win tại nhà

Cách cài win trên ổ cứng

Vào win mini không thấy ổ cứng

Hướng dẫn cài win 8.1 pro từ ổ cứng

   Trên đây là những chia sẻ của Limosa về cách khắc phục lỗi nhận ổ cứng nhưng không boot được. Nếu bạn còn chưa rõ về cách khắc phục lỗi BIOS nhận ổ cứng nhưng không boot được. Hãy liên hệ qua hotline 1900 2276 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

🍀🍀 Quý đọc giả nếu có quan tâm đến một số dịch vụ hữu ích cần cho việc sửa chữa tủ lạnh của mình tại Limosa vui lòng tham khảo tại đây :

👉 Sửa tủ lạnh

👉 Sửa tủ trưng bày bánh kem

👉 sữa chữa máy làm kem tươi

👉 Sửa tủ mát pepsi

điện lạnh limosa
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)