Điều hòa nhà bạn đang gặp sự cố mất điện liên tục và mặc dù đã bật nhưng điều hòa không vào điện. Bạn không cần quá lo lắng, mà hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của trung tâm điện lạnh Limosa, chúng tôi sẽ đưa ra nhưng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, và hướng dẫn khắc phục chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé.
MỤC LỤC
1. Tại sao điều hòa không vào điện và mất điện liên tục?
Trong quá trình sử dụng điều hòa tại nhà, thường xuyên có sự cố xảy ra điều hòa không vào điện, gây khó chịu trong quá trình sử dụng, và làm thiết bị hoạt động không được hiệu quả. Những lý do chính khiến điều hòa không vào điện có thể kể đến như
- Do đứt nguồn dây điện và khi sử dụng nguồn điện bị chập cháy.
- Do tụ không nối điện
- Nước vào làm hỏng bo mạch điều hòa,
- Điều hòa bị hỏng aptomat,
- Bị bo mạch bị lỗi
- Bộ điều khiển bị hư hỏng
- Điều hòa bị hư hỏng block (máy nén)
- Rơle mở hoặc bị tắc
- Ngắt mạch thường xuyên
- Đường dây sử dụng không tương ứng với điện áp của máy lạnh
Sau đây hãy cùng Limosa tìm hiểu các nguyên nhân chi tiết của tình trạng này nhé!
2. Nguyên nhân điều hòa không vào điện
2.1. Do điều hòa bị hỏng block
Một trong những bộ phận quan trọng của điều hòa đó là Block. Do vậy khi Block gặp trục trặc hoặc hỏng hóc sẽ dẫn đến tình trạng điều hòa không vào điện. Có nhiều nguyên nhân khiến block điều hòa bị hỏng, bao gồm:
- Máy nén bị quá tải: Máy nén là bộ phận quan trọng nhất của điều hòa, nếu máy nén bị quá tải, nó có thể bị cháy làm hư hỏng block.
- Quạt dàn nóng không hoạt động: Quạt dàn nóng có nhiệm vụ tản nhiệt cho máy nén, nếu quạt dàn nóng không hoạt động, máy nén sẽ bị quá nóng và dẫn đến tình trạng ngừng hoạt động
- Lỗi mạch điện: Mạch điện điều hòa có thể bị lỗi do các nguyên nhân như chập điện, cháy điện, hoặc do quá tải.
- Vệ sinh điều hòa không đúng cách: Nếu không vệ sinh điều hòa đúng cách, bụi bẩn và cặn bẩn có thể tích tụ trong dàn nóng và dàn lạnh, làm giảm hiệu suất làm lạnh của điều hòa.
Để hạn chế các nguyên nhân khiến block điều hòa bị hỏng, bạn cần thường xuyên vệ sinh điều hòa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, và sử dụng điều hòa đúng cách.
2.2. Rơ le gặp vấn đề
Rơ le điều hòa là một thiết bị điện có chức năng bảo vệ điều hòa khỏi quá tải, quá nhiệt và các sự cố điện khác. Rơ le điều hòa thường được lắp đặt ở bên trong dàn nóng của điều hòa. Hai chức năng chính của Rơ le:
- Bảo vệ điều hòa khỏi quá tải: Khi dòng điện chạy qua rơ le vượt quá mức cho phép, rơ le sẽ tự động ngắt mạch điện, ngăn ngừa điều hòa bị chập cháy.
- Bảo vệ điều hòa khỏi quá nhiệt: Khi nhiệt độ của điều hòa tăng quá cao, rơ le sẽ tự động ngắt mạch điện, ngăn ngừa hư hỏng thiết bị
Rơ le điều hòa có thể bị hỏng do một số nguyên nhân sau:
- Quá tải: Khi dòng điện chạy qua rơ le quá lớn
- Quá nhiệt: Khi nhiệt độ của rơ le quá cao
- Do va đập hoặc tác động mạnh
- Do chất lượng rơ le kém
Nếu rơ le bị hỏng, thiết bị sẽ không thể hoạt động do máy lạnh không vào điện. Bạn cần gọi thợ sửa điều hòa để sửa chữa hoặc thay thế rơ le mới.
2.3. Do hỏng tụ điện
Tụ điện điều hòa là bộ phận quan trọng, có chức năng tích điện và kích điện khởi động động cơ điều hòa cùng với đó giữ cho điều hòa hoạt động. Mỗi động cơ sẽ có các tụ khởi động và chạy khác nhau, do đó nếu một trong số các tụ này bị hỏng cũng dẫn đến thiết bị không hoạt động do điều hòa không vào điện.
Thường thụ điện sẽ bị hỏng khi điện áp vượt mức tải, hoặc hư hỏng theo thời gian hoạt động… Bạn sẽ cần phải thay thế tụ mới nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu như: oxi hóa ở đầu tụ, tụ điện bị cháy đen, tụ bị đánh thủng.
2.4. Tình trạng ngắt mạch thường xuyên
Hiện tượng gắt mạch trên điều hòa là tình trạng điều hòa tự động dừng hoạt động khi dòng điện chạy qua nó quá lớn. Lâu dần sẽ làm hư hỏng khiến điều hòa không vào điện. Tình trạng này có thể do một số nguyên nhân sau:
- Dòng điện quá tải: Khi điều hòa hoạt động quá công suất, dòng điện chạy qua nó sẽ lớn hơn mức cho phép, dẫn đến tình trạng ngắt mạch.
- Máy lạnh bị rò điện: Nếu dây điện của điều hòa, máy lạnh bị hở hoặc bị chạm, có thể dẫn đến tình trạng rò rỉ điện, gây ra tình trạng ngắt mạch.
- Lỗi mạch điện: Nếu mạch điện của điều hòa bị lỗi, hệ thống board mạch sẽ không thể xử lý chính xác làm ngắt mạch điều hòa, thâm chí nếu nặng hơn có thể làm cháy nổ thiết bị.
Với các lỗi liên quan đến board mạch, rò rỉ điện, đòi hỏi thợ có kiến thức chuyên môn khắc phục, do đó bạn không nên tự ý sửa chữa để tránh làm hư hỏng thiết bị và đảm bảo an toàn. Để tránh tình trạng dòng điện bị quá tải, bạn nên trang bị bộ ổn áp cho điều hòa, nó sẽ giúp ngăn ngừa nguyên nhân ngắt mạch trên.
2.5. Do công tắc của điều hòa hoặc aptomat chưa được bật
Nếu điều hòa không vào điện nguyên nhân có thể đến từ nguồn điện không được kết nối đến thiết bị. Điều này thường xảy ra khi công tắc của máy lạnh cảu được bật hoặc aptomat bị ngắt, đường đây điện bị đứt.
Do đó khi điều hòa không lên nguồn bạn nên kiểm tra lại nguồn điện cung cấp cho thiết bị đảm bảo chúng được kết nối đúng cách, và hệ thống aptomat, công tắc đã được bật.
2.6. Do điều hòa bị chập cháy
Đây là một nguyên nhân điều hòa không vào điện phổ biến mà Limosa thường gặp khi sửa lỗi điều hòa bị mất nguồn. Việc chập cháy xảy ra có thể vì một số lý do như:
- Điện áp dòng đi vào máy quá lớn vượt quá công suất.
- Quá tải do sử dụng liện tục ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài.
- Do lắp đặt thiết bị không đúng kỹ thuật.
Lỗi chập cháy là một lỗi nghiêm trọng nếu không được khắc phục xử lý nhanh chóng và đúng cách sẽ làm thiết bị hư hỏng hoàn toàn, tốn chi phí thay mới. Thậm chí nó có thể gây chập cháy toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Do vậy bạn nên liên hệ với đơn vị sửa điều hòa không vào điện uy tín để khắc phục sự cố trên.
3. Cách kiểm tra tình trạng điều hòa không vào điện tại nhà
Trong quá trình sử dụng máy lạnh thường xuyên có sự cố xảy ra bất chợt, và bạn luôn tìm cách xử lý, kiểm tra là điều rất cần thiết. Bạn hãy tham khảo các bước dưới đây để trong việc kiểm tra và khắc phục tốt hơn, cụ thể 4 bước như sau;
- Bước 1: Bạn hãy chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để tiến hành kiểm tra và tìm ra nguyên nhân điều hòa không vào điện như; kiểm tra điện áp, bảng điều khiển, mạch, kiểm tra aptomat và dây điện cấp điện cho điều hòa,…
- Bước 2: Tiếp theo đó bạn nên dùng một dây điện khác để cấp điện trực tiếp cho máy lạnh không qua aptomat. Nếu máy lạnh chạy bình thường và hiệu quả thì dẫn đến cho thấy kết quả dây điện có khả năng bị đứt hoặc aptomat bị hỏng.
- Bước 3: Sau đó bạn nên kiểm tra các dây cung cấp điện, bảng điều khiển từ xa và các mạch, aptomat đều rất bình thường, thì điều này cho thấy máy lạnh của bạn đã bị hỏng trong máy do lỗi bo mạch, cháy quạt hoặc hỏng block.
- Bước 4: Tiếp theo đó, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng các bộ phận cốt lõi bên trong bằng cách tháo gỡ các bộ phận bên trong của máy ra, sau đó nếu hư hỏng nặng và cháy nguồn điện, thì hãy thay thế các linh kiện ngay để máy hoạt động tốt hơn nữa.
- Bước 5: Cuối cùng thì bước này, nếu bạn không có trình độ để kiểm tra chuyên sâu về điều hòa, hãy tìm hiểu trung tâm điện lạnh uy tín để giúp bạn trong việc sửa chữa và đảm bảo an toàn hơn.
4. Một số lưu ý khi sử dụng điều hòa tại nhà hiệu quả và đúng cách
Để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng máy lạnh tại nhà hiệu quả và không tốn kém trong quá trình sửa chữa, thì hãy lưu ý một số điều dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng điều hòa hiệu quả và đúng cách, cụ thể như:
- Thường xuyên vệ sinh điều hòa theo định kỳ, ít nhất 2 tháng/ 1 lần, tùy vào mục đích và thời gian sử dụng của khách hàng. Kiểm tra và bảo trì bảo dưỡng sẽ giúp điều hòa hạn chế được rủi ro hư hỏng rất cao, kéo dài tuổi thọ lâu bền hơn, nhanh chóng phát hiện các lỗi bất thường như điều hòa kém lạnh.
- Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh sao cho phù hợp, vừa dễ chịu khi sử dụng cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình và mọi người xung quanh.
- Nên lắp đặt máy lạnh ở một vị trí thích hợp nhất trong phòng, và chiều cao của máy lạnh khi lắp đặt khoảng 1m7 là tốt nhất, giúp bạn dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng máy tốt hơn
- Bạn nên điều chỉnh điều hòa bằng cách mở chức năng hút ẩm vào những ngày mùa hè, để giúp bạn có một không khí thoáng mát và thỏa mái nhất
- Trước khi hoạt động điều hòa bạn nên hãy mở cửa sổ ra sau 3 giờ khi vận hành điều hòa, để giúp bạn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không gây ảnh hưởng cho đường hô hấp và các bụi bẩn sau khi bật điều hòa.
- Không nên sử dụng điều hòa quá tải 24/24h, và trước khi ra ngoài bạn không sử dụng hãy tắt nguồn điều hòa ngay lập tức, giúp máy hoạt động tốt hơn và tiết kiệm điện năng tiêu thụ hằng tháng.
- Khi điều hòa xảy ra sự cố, nhưng bạn không có chuyên môn kỹ thuật hoặc kinh nghiệm trong ngành, nên tìm hiểu ngay trung tâm điện lạnh uy tín để được hỗ trợ nhanh nhất.
- Nếu đang sử dụng điều hòa tại nhà mà gặp sự cố rủi ro xảy ra, bạn nên kiểm tra ngay và liên hệ đến kỹ thuật viên sẽ giúp bạn sửa chữa máy lạnh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Những thông tin chia sẻ trên đây, sẽ giúp bạn không phải lo lắng vì điều hòa không vào điện của trung tâm điện lạnh Limosa. Nếu bạn có điều gì thắc mắc hoặc muốn sửa điều hòa không vào điện thì hãy liên hệ đến Công ty sửa chữa điện lạnh Limosa qua số HOTLINE 1900 2276 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.
✅ HOTLINE | ☎️ 1900 2276 |
✅ Dịch Vụ | 🌟 Uy Tín – Chuyên Nghiệp |
✅ Bảo Hành | ⭕ Dài Hạn |
✅ Hỗ Trợ | 🌏 Toàn Quốc |