Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa.
Nhà thông minh hiện đang là một trong những tiện ích nổi bật được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Vậy nhà thông minh là gì, và chúng ta có nên lắp đặt nhà thông minh không? Sau đây, Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa xin mời các bạn cùng chúng mình tìm hiểu về dạng công nghệ mới này qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
1. Nhà thông minh là gi?
Nhà thông minh được biết đến như một ngôi nhà được thiết kế cũng như lắp đặt các trang thiết bị điện tử thông minh với các tính năng và tiện ích thông minh, hỗ trợ người dùng điều khiển từ xa thông qua internet khi các thiết bị này được kết nối mạng wifi.
Các thiết bị điện tử trong một ngôi nhà thông minh thường có cùng hệ sinh thái – một hệ điều hành đồng nhất hoặc các hệ điều hành có tính tương thích với smartphone của chủ nhân ngôi nhà.
2. Nhà thông minh hoạt động như thế nào?
Để một ngôi nhà thông minh có thể vận hành trơn tru và mang lại tối đa tiện nghi cho gia chủ, các thiết bị điện tử trong căn nhà sẽ được kết nối với nhau và người dùng có thể truy cập, sử dụng thông qua những thiết bị điều khiển tiêu biểu như điện thoại thông minh, laptop, máy tính bảng, v.v
Bên cạnh các thiết bị có ứng dụng riêng và vận hành độc lập, gia chủ cũng có thể dùng 1 ứng dụng smarthome để điều khiển các hoạt động trong nhà, hoặc đặt lịch để các thiết bị tắt hoặc khởi chạy.
Nhiều người vẫn thường tự hỏi rằng có nên lắp đặt nhà thông minh không? Chúng ta có thể thấy, chỉ với vài thao tác đơn giản trên các thiết bị điều khiển, người dùng có thể truy cập và ra lệnh các thiết bị thông minh hoạt động theo mong muốn của họ, ví dụ như truy cập bằng giọng nói để điều khiển tivi, vuốt và thao tác trên màn hình điện thoại để bật điều hoà, tắt thiết bị điện trong nhà,…
3. Những phương thức kết nối thiết bị trong smarthome
Người dùng có rất nhiều phương thức kết nối và điều khiển các thiết bị thông minh trong chính ngôi nhà của họ. Một số dạng kết nối không dây tiêu biểu mà chúng ta có thể kể đến như Wifi, Bluetooth, Z-Wave, Zigbee,… sẽ là cách thức kết nối các thiết bị trong nhà với thiết bị điều khiển của gia chủ.
4. Các ưu điểm của nhà thông minh
Một số bộ phận người dùng rất thích thú và mong muốn có thể lắp đặt cũng như trải nghiệm loại hình công nghệ nhà thông minh, tuy nhiên, họ vẫn còn phân vân trước giá thành với câu hỏi “Có nên lắp đặt nhà thông minh không?”. Để trả lời cho câu hỏi này, Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa xin mời bạn tham khảo những điểm nổi bật của công nghệ smarthome dưới đây nhé:
- Người sử dụng có thể lên lịch bật – tắt các thiết bị điện trong nhà dù họ đang không ở nhà hay ngay tại chính ngôi nhà của họ chỉ bằng vài thao tác đơn giản cùng kết nối mạng internet.
- Các thiết bị thông minh trong nhà có khả năng ghi nhớ và học hỏi những thói quen của gia chủ từ các mệnh lệnh và cài đặt thông thường trong đời sống sinh hoạt của chủ nhân. Từ đó, các ứng dụng sẽ sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) và đưa ra các mẹo, gợi ý điều chỉnh hay lên kế hoạch, lịch trình cho gia chủ.
- Hầu hết các thiết bị thông minh đều có tính năng tiết kiệm điện – năng lượng. Các thiết bị sẽ tự động điều chỉnh độ sáng dựa vào thời gian ban ngày – ban đêm và hỗ trợ cân chỉnh điện năng sao cho phù hợp và tối ưu nhất có thể.
- Một số dạng nhà thông minh sử dụng hệ thống không dây hoặc hệ thống có dây, trong một số trường hợp, smarthome sử dụng cả 2 dạng hệ thống. Tuỳ vào sự lựa chọn của người tiêu dùng, họ có thể set up ngôi nhà thông minh của họ sử dụng loại hệ thống không dây, một hệ thống smarthome tiết kiệm chi phí, dễ thao tác, sử dụng, vô cùng đơn giản mà không kém phần tiện ích.
5. Một số nhược điểm của nhà thông minh
Bên cạnh các ưu điểm tràn ngập tiện ích nhằm hỗ trợ và nâng tầm cuộc sống người tiêu dùng, công nghệ nhà thông minh cũng tồn tại một số những điểm hạn chế như:
- Người dùng cần phải kết nối internet để điều khiển các thiết bị thông minh.
- Ngôi nhà cần được trang bị hệ thống wifi mạnh mẽ và có thể phủ sóng toàn bộ ngôi nhà của gia chủ để đảm bảo các thiết bị thông minh luôn được kết nối và sẵn sàng nhận mệnh lệnh từ người dùng.
- Việc phủ sóng và trang bị sóng wifi mạnh sẽ đòi hỏi gia chủ phải đầu tư kha khá về chi phí lắp đặt hệ thống mạng và gói cước mạng băng thông wifi sử dụng có chi phí cao.
5. Các chức năng tiêu biểu và vô cùng tiện lợi trong smarthome
Khi chọn sử dụng công nghệ thông minh smarthome, người dùng có thể trải nghiệm các tính năng nổi bật như:
- Tự động điều chỉnh thời gian hoạt động, thời điểm bật – tắt của đèn, máy lạnh, lò sưởi, robot hút bụi, máy giặt, máy sấy, hệ thống tưới cây, rèm cửa, máng thức ăn cho thú cưng,…
- Tự động điều chỉnh nhiệt độ phòng bởi thiết bị lò sưởi, điều hoà với tính năng cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, dự báo thời tiết,…
- Cài đặt, thiết lập trợ lý ảo với tính năng điều khiển bằng giọng nói, bạn có thể yêu cầu trợ lý ảo bật bài nhạc bạn yêu thích trong lúc bạn nấu ăn hay tắt bếp khi bạn đang xem tivi,…
- Bảo mật và nâng cao an ninh của căn nhà với các thiết bị cảnh báo cảm biến chuyển động, chuông cửa thông minh, camera gắn loa kèm tính năng báo động hoặc tự động gọi điện/gửi thông báo có kẻ lạ xâm nhập gia trang của bạn.
- …
Có thể nói, nhà thông minh là một trong những công nghệ tiên tiến bậc nhất với mục đích chính là bảo vệ và nâng cao chất lượng đời sống cũng như trải nghiệm của người dùng. Công nghệ này tồn tại những ưu điểm và hạn chế nhất định, vậy theo bạn, bạn cảm thấy chúng ta có nên lắp đặt nhà thông minh không? Hãy chia sẻ đến người thân hoặc bạn bè bạn nếu bạn thấy chủ đề này thú vị nhé! Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ sửa chữa thiết bị điện tại gia, hãy liên hệ HOTLINE 1900 2276 để nhận hỗ trợ nhanh chóng từ Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa!