Kim máy may nhìn thì có vẻ chẳng có gì phức tạp nhưng cấu tạo lại không phải chỉ có một đầu là mũi còn đầu kia là khe sỏ chỉ; cũng không phải mọi loại kim đều dùng được cho máy may công nghiệp. Vì thế sau đây, Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa sẽ gửi đến các bạn bài viết chi tiết cách chọn kim máy khi may.

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Kim máy may là gì?

Kim máy may là chi tiết quan trọng, không thể thiếu trong quá trình may, có chức năng đưa chỉ xuyên qua các lớp vật liệu may (thường là vải) để tạo thành mũi may hoàn chỉnh.

Trong ngành may công nghiệp, tùy thuộc vào từng loại máy may cũng như các chi tiết may kết hợp khác và yêu cầu cụ thể để lựa chọn loại kim máy phù hợp.

Kim máy may là gì

2. Cách chọn kim máy khi may

Như đã trình bày cách chọn kim máy khi may, không phải loại kim nào cũng dùng được cho mọi loại máy may. Kim máy may có rất nhiều size, thường được ký hiệu bằng một dãy số, hiển thị bằng đơn vị milimet, theo hệ thống size kim máy may của châu Âu.

+ Tương ứng với từng loại vải sẽ quy định chọn loại kim máy may có size phù hợp. Chẳng hạn:

Loại vảiHệ thống size kim máy may
  Vải mỏng, nhẹ, mịn, tơ60/8 hoặc 65/9
  Vải nhẹ70/10 hoặc 75/11
  Vải dày trung bình80/12 hoặc 90/14
  Vải dày90/14 hoặc 100/16
  Vải rất dày110/18

Kim may được lựa chọn kỹ lưỡng và đúng size giúp tạo ra những đường may đẹp và mịn, mướt. Ngược lại, nếu chọn sai kim, thành phẩm chắc chắn sẽ bị lỗi, quá trình may cũng xảy ra sự cố như bỏ mũi, kim bị cong, đứt chỉ, tệ hơn có thể lủng vải, rách vải…

+ Ngoài ra, khâu chọn kim cũng cần lưu ý tỷ lệ phù hợp với chỉ may, để tốc độ may và đường đi của chỉ đạt yêu cầu. Để kiểm tra xem kim và chỉ đã phù hợp hay chưa, trước khi lắp kim vào máy may, hãy thử luồn chỉ vào lỗ kim, giữ chặt chỉ ở góc 450 rồi trượt kim theo đường chỉ. Nếu kim bị khựng lại (vướng chỉ), nghĩa là kim bị nhỏ so với loại chỉ ấy. Khi đó, hãy chọn loại kim size lớn hơn và thử lại cho đến khi kim trượt ổn định là chuẩn.

Ví dụ:

Chi số chỉHệ thống size kim máy may
  Chỉ số 30/3 – 40/3100/16 – 120/18
  Chỉ số 50/3 – 60/380/12 – 90/14
  Chỉ số 70/3 – 80/360/8 – 75/11
Cách chọn kim máy khi may

3. Cách thay kim cho máy may

Trình tự các bước thực hiện sẽ gồm: tắt máy, dời chân ra khỏi bàn ga => xoay bánh đà ngược chiều kim đồng hồ để đưa trụ kim lên trên ở vị trí cao nhất => hạ chân vịt xuống => tay trái giữ kim, tay phải dùng tua-vít mở ốc cố định kim (ngược chiều kim đồng hồ) để tháo kim ra ngoài => lắp kim vào máy bằng cách đẩy kim theo chiều từ dưới lên trên cho đến khi kim chạm vào chốt giữ kim rồi lại dùng tua-vít siết chặt ốc cố định kim lại là xong.

>>> Lưu ý khi tháo lắp kim máy may:

– Chỉ thay kim khi đã tắt máy, tránh gây thương tích do vô ý đạp chân vào bàn đạp làm máy hoạt động

– Sử dụng loại kim phù hợp với máy may, nếu không kim có thể bị gãy, cong và gây thương tích

– Không sử dụng kim hư, chất lượng kém sẽ dễ bị gãy và gây thương tích.

4. Một số lỗi thường gặp khi chọn sai kim và cách khắc phục

4.1. Bỏ mũi

– Là tình trạng mũi may không liên tục

– Một trong những nguyên nhân có thể do lắp kim sai

– Để khắc phục, tiến hành lắp lại kim sao cho rãnh dài quay ra ngoài và đốc kim sát lên trên

4.2. Đứt chỉ trên

– Là tình trạng khi bắt đầu may hoặc may với tốc độ nhanh thì bị đứt chỉ

– Nguyên nhân có thể do lắp kim sai hoặc chọn kim sai size

– Cách khắc phục tương tự như lỗi bỏ mũi, tức lắp lại kim. Trường hợp chọn kim sai size thì kiểm tra chỉ số chỉ để chọn lại loại kim phù hợp.

4.3. Gãy kim

– Là tình trạng gặp phải khi bắt đầu may hoặc đang trong quá trình may

– Nếu kim bị cong thì kiểm tra và thay kim khác

– Nếu kim lắp không ngập đốc kim thì kiểm tra và lắp lại kim

– Nếu kim sát cạnh chân vịt thì kiểm tra và điều chỉnh rãnh chân vịt bằng cách nới lỏng vít hãm chân vịt rồi chỉnh trục chân vịt sao cho kim nằm giữa rãnh chân vịt là được

– Nếu chọn kim sai size, nhỏ hơn so với nguyên liệu thì đổi sang kim phù hợp.

4.4. Đường may nhăn

– Là tình trạng khi may xong bề mặt vải không êm mà bị co dúm lại hoặc cong vênh.

– Nguyên nhân có thể do kim bị tù đầu, sứt mũi vì sử dụng lâu hoặc khi may kim bị chạm vào chân vịt quá nhiều. Khắc phục cần kiểm tra và thay kim mới.

– Một nguyên nhân khác có thể do chọn kim to dùng may vải mỏng nên tạo ra lỗ kim to trên bề mặt vải, đẩy các sợi vải ép sát vào nhau khiến bề mặt vải nhăm dúm. Khắc phục cần kiểm tra chỉ số kim và chọn lại loại kim phù hợp với nguyên liệu may.

Tuy là chi tiết nhỏ nhưng kim máy may lại không thể thiếu trong quy trình may tạo thành phẩm. Học viên và công nhân may cần lưu ý những thông tin hữu ích trên đây để chọn loại kim may phù hợp, tránh xảy ra những lỗi không đáng có làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Trên đây là toàn bộ cách chọn kim máy khi may. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi đến HOTLINE 1900 2276 của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa để được hỗ trợ.

Trung tâm sửa chữa Limosa
Trung tâm sửa chữa Limosa
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)