Bộ nhớ chính của hệ thống máy tính bao gồm ROM và RAM. Bạn không biết bộ nhớ nào sẽ không còn dữ liệu khi ngắt nguồn điện của máy? Vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Limosa để có câu trả lời thỏa đáng nhé.
MỤC LỤC
1. Thế nào là bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài của máy tính?
Trước khi bắt đầu tìm hiểu chi tiết về hai bộ nhớ chính của máy tính là ROM và RAM, Limosa xin được giới thiệu đến bạn đôi nét về bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
1.1. Bộ nhớ trong
Bộ nhớ trong (internal memory hay main memory): Là bộ nhớ được sử dụng trực tiếp bởi CPU để xử lý và lưu trữ dữ liệu trong thời gian ngắn. Bộ nhớ trong có tốc độ truy cập nhanh và đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các chương trình. Hai loại bộ nhớ trong chính gồm:
- RAM (Random Access Memory): Là bộ nhớ tạm thời lưu trữ dữ liệu và lệnh từ các chương trình đang chạy. Dữ liệu trong RAM sẽ bị mất khi tắt máy.
- ROM (Read-Only Memory): Là bộ nhớ chỉ đọc và không bị mất dữ liệu khi mất điện. ROM chứa các lệnh khởi động hệ thống và các dữ liệu cố định.
1.2. Bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ ngoài (external memory hay secondary storage): Là nơi lưu trữ dữ liệu lâu dài và không bị mất khi tắt máy. Bộ nhớ ngoài có dung lượng lớn nhưng tốc độ truy cập chậm hơn bộ nhớ trong. Một số loại bộ nhớ ngoài phổ biến gồm:
- Ổ cứng (HDD, SSD): Dùng để lưu trữ hệ điều hành, ứng dụng và dữ liệu của người dùng.
- USB, thẻ nhớ, CD/DVD: Là các thiết bị lưu trữ di động, cho phép lưu trữ và sao chép dữ liệu một cách dễ dàng.
2. RAM là gì?
RAM là tên viết tắt của Random Access Memory, đây là một trong những bộ phận quan trọng của phần cứng máy tính.
RAM là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên giúp xử lý thông tin, dữ liệu, chương trình, hệ điều hành và quản lý…
Việc truy xuất, khởi chạy nhanh hay chậm của máy tính sẽ phụ thuộc vào độ lớn của RAM. Tuy nhiên, RAM chỉ là bộ nhớ khả biến, khi tắt máy hoặc mất nguồn điện đột ngột thì mọi dữ liệu trên RAM sẽ biến mất.
Hiện nay, việc nâng cấp RAM trở lên thuận tiện hơn do những bo mạch chủ ngày càng tiên tiến đi kèm nhiều khe cắm RAM hơn. Vì vậy, người dùng có thể dễ dàng tăng dung lượng bộ nhớ hệ thống đạt tốc độ cao hơn, đáp ứng nhu cầu tốt hơn.
RAM sẽ có 2 loại bao gồm: RAM tĩnh và RAM động.
- SRAM (ram tĩnh): Là nơi lưu trữ dữ liệu để khởi động máy tính, sau khi được nạp SRAM không bị mất nội dung.
- DRAM (ram động): Phải nạp dữ liệu theo chu kỳ và sẽ bị mất sau khi được nạp.
Như vậy, để trả lời cho câu hỏi bộ nhớ nào sẽ không còn dữ liệu khi ngắt nguồn điện của máy thì đó chính là RAM. Vậy còn ROM thì sao? Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu phần dưới đây nhé.
>> Bộ nhớ trong máy tính là gì?
>> Các loại bộ nhớ trong máy tính
3. Dung lượng ổ cung Ram nào phù hợp với máy tính?
Dung lượng ổ cứng RAM sử dụng cho máy tính sẽ tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân và các ứng dụng mà bạn thường sử dụng trên máy. Dưới đây là các mức dung lượng RAM phổ biến tương ứng với các mục đích sử dụng:
Sử dụng cơ bản (lướt web, email, ứng dụng văn phòng)
- 4GB RAM: Đủ cho các tác vụ cơ bản như duyệt web, email và sử dụng các ứng dụng văn phòng nhẹ nhàng. Tuy nhiên, với các hệ điều hành hiện nay và trình duyệt web sử dụng nhiều tài nguyên, 4GB có thể hạn chế nếu bạn mở nhiều tab trình duyệt hoặc chạy nhiều ứng dụng cùng lúc.
- 8GB RAM: Lý tưởng cho người dùng văn phòng, phù hợp để duyệt web với nhiều tab và làm việc với các ứng dụng văn phòng đồng thời.
Sử dụng tầm trung (thiết kế đồ họa cơ bản, chơi game nhẹ)
- 8GB – 16GB RAM: Tốt cho người làm đồ họa cơ bản, chỉnh sửa hình ảnh, chơi các tựa game nhẹ, và làm việc với nhiều ứng dụng cùng lúc mà không bị chậm máy.
Sử dụng nâng cao (chơi game nặng, lập trình, đồ họa chuyên nghiệp, dựng phim)
- 16GB – 32GB RAM: Phù hợp cho người chơi game cấu hình cao, làm việc với phần mềm đồ họa chuyên nghiệp (Photoshop, Illustrator), phần mềm dựng phim (Adobe Premiere, After Effects), hoặc lập trình với các môi trường phát triển nặng.
- 32GB RAM trở lên: Tốt cho các tác vụ cực kỳ nặng như dựng phim 4K, xử lý dữ liệu lớn, mô phỏng 3D hoặc phát triển phần mềm và môi trường máy ảo.
Sử dụng chuyên sâu (khoa học dữ liệu, máy ảo, AI)
- 64GB RAM hoặc cao hơn: Dành cho các công việc đặc biệt như học máy (machine learning), phân tích dữ liệu lớn, hoặc chạy nhiều máy ảo đồng thời.
4. ROM là gì?
ROM là tên viết tắt của Read Only Memory, đây là bộ nhớ chỉ đọc, hiểu đơn giản là bộ nhớ đã chứa sẵn những chương trình từ trước.
ROM thuộc loại bộ nhớ không khả biến, dùng trong hệ thống máy tính hay điều khiển, dữ liệu sẽ chỉ được đọc ra mà không được phép ghi vào.
Bộ nhớ ROM giúp lưu trữ các dữ liệu, chương trình mà khi ngắt nguồn sẽ không bị biến mất. Vậy nên sau khi tắt máy thì bộ nhớ đã lưu lại những chương trình để phục vụ cho việc khởi động máy tính lần tiếp theo.
ROM thường nằm bên trong CPU, có vai trò là bộ nhớ đệm nhanh giúp thiết bị tăng tốc độ truy xuất dữ liệu.
Như vậy, khác với RAM sẽ xóa sạch mọi chương trình được lưu trữ tạm thời thì ROM giữ lại mọi nội dung ngay đã khi máy bị ngắt nguồn, đây chính là lý do mà máy tính có thể được bật lên ở ngay lần đầu tiên sử dụng.
Giờ đây, bạn đã có thể tự tin trả lời câu hỏi bộ nhớ nào sẽ không còn dữ liệu khi ngắt nguồn điện của máy phải không nào.
>> Bộ nhớ ngoài của máy tính là gì? Có chức năng gì?
5. Dung lượng ROM nào phù hợp với máy tính?
Dung lượng ROM sẽ khác nhau trên mỗi máy tính tùy thuộc với mục đích và nhu cầu cá nhân của người dùng:
- Giải trí cơ bản (xem phim, duyệt web): Nếu mục đích chỉ là giải trí nhẹ nhàng, bạn có thể lựa chọn ổ cứng eMMC với dung lượng 16GB. Dung lượng này đủ cho các tác vụ cơ bản như lướt web và xem phim, nhưng sẽ hạn chế khi cần lưu trữ nhiều dữ liệu.
- Làm việc, học tập và tác vụ nâng cao: Để đảm bảo hiệu suất ổn định hơn cho công việc hoặc học tập, nên xem xét sử dụng ổ SSD với dung lượng từ 120GB trở lên. SSD sẽ cải thiện tốc độ hoạt động của thiết bị, đồng thời cung cấp không gian lưu trữ đủ rộng cho các tài liệu và ứng dụng học tập hoặc làm việc.
6. Những điểm khác nhau cơ bản giữa RAM và ROM
Sau khi tìm hiểu RAM và ROM thông qua hai phần trên, chắc hẳn phần nào bạn cũng đã hiểu rõ hơn về hai loại bộ nhớ này.
Tuy nhiên, để có thể phân biệt được RAM và ROM chính xác, hiệu quả thì bạn có thể dựa vào các tiêu chí như sau:
- Thiết kế hình dáng bên ngoài
RAM là một chip mỏng hình chữ nhật được lắp vào máy tính thông qua khe cắm trên bo mạch chủ.
ROM một ổ đĩa quang bằng băng từ, có nhiều chân và được thiết kế bằng những mối nối tiếp xúc với bảng mạch của máy tính.
Thông thường thì bộ nhớ ROM sẽ nhỏ hơn RAM, bạn có thể dễ phân biệt.
- Khả năng lưu trữ
ROM là bộ nhớ không bao giờ thay đổi, giúp lưu trữ thông tin dữ liệu ngay khi máy đã tắt. Ngược lại, RAM sẽ chỉ lưu trữ được dữ liệu khi máy đang hoạt động, ngay khi tắt máy thì mọi chương trình sẽ biến mất.
- Hình thức hoạt động
Dữ liệu được lưu trữ trong ROM chỉ có thể đọc, không sửa hoặc thay đổi được. Tuy nhiên, RAM có thể phục hồi hoặc thay đổi dữ liệu lưu trữ.
- Tốc độ
RAM giúp xử lý dữ liệu, tốc độ truy vấn nhanh chóng, còn ROM thì quá trình giải quyết, xử lý dữ liệu chậm và tốc độ truy vấn cũng chậm.
- Khả năng ghi chép dữ liệu
RAM giúp ghi chép dữ liệu nhanh chóng, thuận tiện hơn so với bộ nhớ ROM và có thể truy vấn hoặc lập trình lại thông tin tàng trữ trong RAM.
Tuy nhiên, với ROM thì khả năng ghi chép dữ liệu sẽ ngược lại, mọi thông tin tàng trữ trên nó đã được lập trình sẵn và bạn khó có thể biến hóa hay lập trình lại.
- Dung lượng lưu trữ
ROM chỉ có thể lưu trữ một vài megabyte (MB) dữ liệu, thông thường là 4MB hoặc 8 MB cho mỗi chip. Còn đối với RAM sẽ lưu trữ được nhiều gigabyte (GB) dữ liệu hơn ROM, từ 1GB đến 256GB cho mỗi chip.
Đó là các thông tin, đặc điểm cơ bản giúp bạn có thể dễ dàng phân biệt được bộ nhớ ROM và RAM. Nhìn chung, ROM và RAM đều là hai bộ nhớ rất quan trọng trên máy tính. Nếu không có chúng thì máy tính của bạn sẽ không thể nào hoạt động được.
Trên đây là bài viết của Limosa giúp bạn trả lời câu hỏi “Bộ nhớ nào sẽ không còn dữ liệu khi ngắt nguồn điện của máy?”. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn không bị nhầm lẫn hai bộ nhớ này. Để biết thêm chi tiết hãy liên hệ vào số HOTLINE 1900 2276 hoặc website Limosa.vn nhé. Ngoài ra chúng mình còn hỗ trợ sửa máy tính, sửa laptop nữa bạn nhé!