Bộ nhớ trong có vai trò vô cùng quan trọng trong việc lưu trữ thông tin và xử lý các chương trình trong máy tính. Qua bài viết sau đây, hãy cùng Limosa tìm hiểu khái niệm và các thành phần chính của bộ nhớ trong máy tính nhé!

Trung tâm điện lạnh limosa
Limosa tự hào là đơn vị sửa chữa Điện Lạnh – Điện Máy – Điện Tử hàng đầu tại Việt Nam

1, Bộ nhớ trong là gì?

Bộ nhớ trong của máy tính (Main memory) là một thành phần vật lý giúp máy tính lưu trữ và xử lý tất cả chương trình, ứng dụng ở trong máy. Đây là một thành phần vô cùng quan trọng và không thể tách rời trong thiết bị điện tử nói chung và máy tính nói riêng. 

Ngoài bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài máy tính cũng là một thành phần quan trọng không kém. Nó còn có tên gọi khác là bộ nhớ thứ cấp (Secondary memory). 

*Phân biệt bộ nhớ trong máy tính và bộ nhớ ngoài máy tính

  • Bộ nhớ trong máy tính: Chỉ có thể lưu trữ tạm thời những dữ liệu và chương trình khi máy đang hoạt động. Nếu xảy ra trường hợp bất ngờ như: Mất điện, máy sập nguồn, lỗi chương trình,.. dẫn đến máy tính tắt đột ngột thì toàn bộ dữ liệu vừa rồi sẽ bị biến mất.
  • Bộ nhớ ngoài máy tính: Được dùng để lưu trữ các thông tin lâu dài và hoàn toàn không bị biến mất khi máy sập nguồn. Nó chính là các thiết bị lưu trữ quen thuộc như: Thẻ USB, đĩa DVD, thẻ nhớ,…

Tuy nhiên, bộ nhớ trong lại có dung lượng và tốc độ xử lý nhanh hơn, đơn giản hơn rất nhiều so với bộ nhớ ngoài.

bộ nhớ trong máy tính

2, Các bộ nhớ trong máy tính

Bộ nhớ trong của máy tính (internal memory) được chia ra thành 2 thành phần chính như sau:

2,1. RAM (Random Access Memory)

RAM (Random Access Memory) còn được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, giúp lưu trữ tạm thời các dữ liệu, chương trình đang hoạt động để có thể truy xuất một cách dễ dàng. Khi bạn mở bất kỳ ứng dụng nào trên máy tính, chip CPU sẽ truy xuất và lưu tạm trên RAM. Vì vậy, bất kỳ ứng dụng nào hoạt động được trên máy đều phải dựa vào bộ nhớ này.

*Ưu điểm: 

  • Dữ liệu, chương trình dù lưu trên bất kỳ ô nhớ nào của RAM thì hệ thống cũng có thể truy cập và xử lý một cách nhanh chóng và tự do.
  • Khi máy tính sở hữu lượng RAM càng lớn thì tốc độ làm việc sẽ càng nhanh và có thể hạn chế tối đa việc giật lag của thiết bị.

*Nhược điểm:

Vì bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên chỉ có thể lưu tạm thời nên khi máy tính của bạn gặp trục trặc, sập nguồn thì toàn bộ dữ liệu sẽ bị mất hết.

*Phân loại:

Có thể chia bộ nhớ RAM thành 2 loại chính:

  • DRAM (Dynamic Random Access Memory): Đây là bộ nhớ động của máy tính. Dữ liệu của DRAM sẽ tự động mất đi khi sử dụng trong thời gian dài. Đây chính là bộ nhớ chính của máy tính.
  • SRAM (Static Random Access Memory): Đây là bộ nhớ tĩnh của máy tính. Trái với DRAM, bộ nhớ này hoàn toàn có thể sử dụng khi máy tính có điện mà không cần phải nạp. Vì có tốc độ nhanh hơn DRAM nên đây được gọi là bộ nhớ đệm (cache) của máy tính.

Nếu bạn đang có ý định mua máy tính, hãy chú ý thật kỹ đến Các bộ nhớ trong máy tính. Với một chiếc máy tính đời cũ, có phiên bản Window chưa cập nhật, RAM cần phải có dung lượng ít nhất 2GB. Nếu bạn muốn mua một chiếc máy đời trung, thông thường lượng RAM tối thiểu sẽ là 4GB tùy dòng. 

2,2. ROM (Read Only Memory)

ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ có chức năng đọc và giúp máy có thể dễ dàng khởi động. Bộ nhớ này sẽ chứa những thông tin bảo mật như: BIOS, bo mạch chủ của máy tính… Đây là thành phần vô cùng quan trọng để giúp máy tính bạn có thể khởi động. Trái với RAM, ROM hoàn toàn không bị mất dữ liệu khi tắt máy. Với một chip ROM, bạn có thể lưu trữ được vài megabyte. 

*Phân loại:

Có thể phân loại ROM (Read Only Memory) làm 2 loại chính: 

  • PROM (Programmable Read-Only Memory): Là loại bộ nhớ có thể chứa nội dung cụ thể, được chế tạo bằng phương pháp hàn cứng. PROM có giá thành rẻ và độ bền vô cùng cao. Ngoài ra EPROM cũng là một loại PROM có thể xóa dữ liệu và lập trình bằng tia cực tím vô cùng hiện đại. Cả 2 loại trên đều được chế tạo bởi công nghệ bán dẫn và lập trình bằng điện.
  • Bộ nhớ đệm (Cache Memory): Bộ nhớ này là một trong những thành phần quan trọng của bộ nhớ trong, để lưu trữ dữ liệu và giúp CPU truy cập nhanh hơn. Bộ nhớ cache càng lớn thì dung lượng của máy sẽ lớn hơn, giúp chương trình chạy mượt hơn.

*Lưu ý: Bộ nhớ đệm tuy có chức năng chính là giúp máy tính chạy mượt hơn nhưng nếu để lâu ngày mà không xóa bớt sẽ làm tăng số lượng file rác dẫn đến giảm hiệu suất hoạt động của máy tính. Vì vậy, bạn cần xóa các cache định kỳ và sắp xếp lại bộ nhớ trong để tăng hiệu suất làm việc của máy.

Qua bài chia sẻ trên, Limosa hi vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về Bộ nhớ trong máy tính.  Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 2276 để được tư vấn viên Limosa hỗ trợ kịp thời. Xin chào và hẹn gặp lại quý bạn đọc ở những bài chia sẻ lần sau trên website Limosa.vn nhé!

điện lạnh limosa
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)