Hiện nay, khá nhiều người đặc biệt là những gamers thường sử dụng xmp để nâng cấp cấu hình cho máy tính của mình. Tuy nhiên, xmp có lẽ vẫn còn xa lạ với một số bạn. Do đó, trong bài viết này, Limosa sẽ giải thích cho bạn xmp là gì cũng như cách xmp đơn giản, hiệu quả.
MỤC LỤC
1. XMP là gì?
Nếu như bạn đã từng nghe đến CPU và GPU có thể overclocking (ép xung) để tăng thêm sức mạnh, thì tương tự, RAM cũng có thể làm được điều này. Và xmp trên RAM là một chức năng cho phép hệ thống sử dụng RAM ở mức tối đa, giúp tăng sức mạnh hiện có của thanh Ram đó lên mức cao nhất.
Hay nói một cách dễ hiểu hơn, XMP (Extreme Memory Profile) chính là một công nghệ được Intel phát triển với mục đích là điều chỉnh tốc độ của thanh Ram lên mức cao nhất có thể. Tức là khi bạn sử dụng tính năng XMP trên RAM thì hiệu suất của RAM sẽ cao hơn mức mặc định mà CPU hỗ trợ ban đầu.
Bên cạnh đó, thường thì các hệ thống máy tính đều có một mức sử dụng Ram nhất định, thậm chí là khi bạn có lắp một thanh Ram với tốc độ cao hơn thì hệ thống cũng chỉ nhận ở mức được thiết lập sẵn.
Chính vì lý do đó, XMP sinh ra để loại bỏ rào cản này bằng cách can thiệp vào hệ thống và tăng xung nhịp của Ram lên mức cao nhất có thể, đồng thời nó cũng sẽ hạn chế các vấn đề lỗi phát sinh khi bạn tăng xung nhịp.
2. XMP hoạt động ra làm sao?
Khi bạn khởi động laptop lên thì BIOS/ UEFI sẽ thực hiện kích hoạt một con chip (SPD) được gắn trên RAM để điều chỉnh lại mức xung nhịp cũng như độ trễ (delay) của RAM.
Bởi vậy, XMP chính là một bộ phận mở rộng trên con chip SPD, có chức năng là tự động điều chỉnh RAM sao cho thanh RAM đó luôn hoạt động ở mức xung nhịp cao nhất. Còn nếu bạn không muốn kích hoạt XMP thì cũng không sao, máy tính vẫn hoạt động tốt. Tuy nhiên RAM sẽ chỉ chạy với thông số mặc định mà CPU hỗ trợ.
Ví dụ: Thanh RAM DDR4 của máy tính bạn có tốc độ 3000MHz, với con chip hiện tại trên máy là Intel Core i5-10400 thì khi đó, mức RAM mà laptop sử dụng thực tế chỉ là 2400MHz hoặc 2666MHz, sẽ không thể đạt được 3000MHz nếu như bạn không kích hoạt XMP.
3. XMP có phải là overclocking RAM không?
Limosa gặp khá nhiều bạn lầm tưởng rằng XMP là ép xung Ram, nhưng thực chất là không phải như vậy nhé. Về cơ bản thì cả XMP và ép xung RAM đều tăng xung nhịp Ram, nhưng trong khi XMP là tăng xung nhịp tới mức mà nhà sản xuất cho phép thì ép xung RAM lại là phá đi giới hạn mà nhà sản xuất đưa ra.
Do đó, việc này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền linh kiện của 2 phương pháp. Bởi để ép xung thì bạn cần phải tăng nguồn điện vào mới có thể tăng xung lên cao, nếu không may có thể gây ra tình trạng hỏng Ram vì quá áp.
Còn XMP thì an toàn hơn, bởi vì mọi thông số để tăng xung nhịp đều đã được thiết kế dành cho thanh Ram nên gần như là độ bền của RAM sẽ không bị ảnh hưởng.
4. Bạn cần lưu ý gì khi kích hoạt XMP trên RAM?
Khi bạn thực hiện kích hoạt XMP trên RAM, bạn cần lưu ý một số điều sau:
✯ Hệ thống mainboard (bo mạch chủ) của laptop phải hỗ trợ XMP và để đạt hiệu quả nhất, bạn nên sử dụng mainboard của những thương hiệu uy tín, có tuổi đời lâu năm trên thị trường mainboard.
✯ Bạn nên update BIOS lên phiên bản mới cho mainboard để đảm bảo tránh tối đa sự cố xảy ra khi kích hoạt XMP. Bởi vì ở phiên bản mới nhất, chắc chắn các lỗi đã được nhà sản xuất chỉnh sửa và hạn chế hết mức có thể, giúp hoạt động một cách ổn định hơn.
✯ Nhiều bạn cho rằng cứ XMP là máy sẽ nhanh hơn, tuy nhiên không phải đâu bạn nhé. Thông thường khi bạn XMP cho máy thì tốc độ nói chung của máy tính sẽ nhanh hơn bởi dữ liệu được nạp vào nhanh hơn, nhưng trong một vài trường hợp thì không đúng bởi tốc độ máy tính còn phụ thuộc vào cả phần mềm và phần cứng khác nữa. Do đó, trước khi bạn XMP cho máy thì hãy xem xét thật kỹ.
5. Bật XMP trong BIOS/ UEFI có gây ra nguy hiểm không?
Như Limosa đã chia sẻ ở bên trên, XMP không phải là bạn ép xung RAM nên sẽ không gây ra nguy hiểm gì cả bởi mọi thứ đều hoạt động trong sự cho phép của nhà sản xuất. Bạn yên tâm sử dụng nhé.
6. Làm thế nào để biết máy tính đã kích hoạt XMP chưa?
Cách kiểm tra máy tính đã kích hoạt XMP chưa rất đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào BIOS/ UEFI để kiểm tra, hoặc một cách nhanh hơn và dễ dàng hơn là bạn sử dụng phần mềm CPU-Z, sau đó xem trong tab SPD là được nhé.
Trên đây là những chia sẻ của Limosa về xmp là gì cùng một số lưu ý khi bạn kích hoạt xmp cho máy tính. Hy vọng bạn đọc sẽ thích những thông tin này. Bạn đừng quên theo dõi website Limosa để cập nhật thêm nhiều kiến thức công nghệ hay. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0933 599 211 – 1900 2276 để được giải đáp nhé.