Ram đóng một vai trò khá quan trọng ở máy tính bởi vì nếu ram bị hỏng, máy tính của bạn sẽ không thể hoạt động được. Do đó, khi bạn thấy những dấu hiệu cho thấy ram bị hỏng, bạn nên sử dụng phần mềm Windows Memory Diagnostic để kiểm tra ngay. Vậy Windows Memory Diagnostic là gì, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Trung tâm điện lạnh limosa
Limosa tự hào là đơn vị sửa chữa Điện Lạnh – Điện Máy – Điện Tử hàng đầu tại Việt Nam

1. Dấu hiệu nhận biết RAM bị lỗi

Như bạn cũng biết, RAM (Random Access Memory) là một linh kiện cốt yếu trên máy tính, đóng vai trò như một bộ nhớ để xử lý dữ liệu và là yếu tố quyết định tốc độ nhanh hoặc chậm của laptop hoặc PC. Do đó, việc bạn kiểm tra định kỳ RAM rất quan trọng, giúp ổn định “sức khỏe” của toàn hệ thống máy tính và tăng tuổi thọ sử dụng.

Sau đây là những dấu hiệu nhận biết RAM máy tính có hiện tượng bị lỗi:

✯ Máy tính bị treo máy 

✯ Máy tính phát ra tiếng kêu tiếng bíp bíp liên hồi khi khởi động

✯ Máy tính khởi động một lúc mới lên

✯ Máy tính bị lỗi màn hình xanh

✯ Máy tính bị lỗi hệ thống liên tục

✯ Máy tính chạy chậm 

✯ Máy tính bị lỗi not responding khi chạy phần mềm hoặc game…

✯ Máy tính đột nhiên tự khởi động lại

2. Windows Memory Diagnostic là gì?

Windows Memory Diagnostic chính là một phần mềm của Windows, có tính năng giúp người dùng có thể kiểm tra RAM laptop, máy tính đang sử dụng xem có bị lỗi hay không, có đang bị trục trặc ở chỗ nào không. Nhìn chung, đây là phần mềm kiểm tra sức khỏe của RAM tốt nhất và dễ dàng sử dụng.

Các phần mềm khóa bàn phím laptop

3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Windows Memory Diagnostic

Phần mềm kiểm tra lỗi RAM Windows Memory Diagnostic được khá nhiều các chuyên gia đánh giá cao trong việc dự đoán chính xác hư hỏng RAM laptop đang gặp phải. Để sử dụng được phần mềm này, máy tính/laptop của bạn phải khởi động bình thường vào Windows nhé. 

Sau đây Limosa sẽ hướng dẫn cho bạn cách kiểm tra RAM bằng Windows Memory Diagnostic: 

✦ Bước 1: Đầu tiên, để kiểm tra RAM bằng Windows Memory Diagnostic, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để tiến hành mở hộp lệnh Run, sau đó bạn nhập lệnh “mdsched.exe” là phần mềm Windows Memory Diagnostic sẽ tự động xuất hiện.

✦ Bước 2: Khi đó, phần mềm Windows Memory Diagnostic sẽ xuất hiện với 2 lựa chọn là Restart now and check for problems (Khởi động lại máy ngay và tiến hành kiểm tra RAM) hoặc Check for problems the next time I start my computer (kiểm tra RAM vào lần tới bạn mở máy).

✦ Bước 3: Bạn thực hiện khởi động lại máy tính của bạn và truy cập vào chế độ của Windows Memory Diagnostic để kiểm tra RAM.

✦ Bước 4: Bạn có thể chọn nhấn phím F1 để tùy chỉnh các chế độ như Basic, Standard và Extended, giúp dễ dàng điều chỉnh chế độ quét cho RAM. Bạn hãy ấn tab để thay đổi vị trí và ấn F10 để chọn.

✦ Bước 5: Quá trình kiểm tra lỗi của RAM sẽ phụ thuộc từng chế độ mà quá trình diễn ra nhanh hay chậm. Còn sau khi tiến hành quét xong, Windows Memory Diagnostic sẽ tự động đưa bạn trở lại Windows.

✦ Bước 6: Nếu màn hình xanh hiển thị thông báo “No memory error were detected” thì rất may mắn là Ram máy tính của bạn không bị lỗi. Còn trong trường hợp có thông báo lỗi, bạn cần sử dụng các biện pháp khắc phục lỗi Ram hoặc thay thế bằng RAM mới cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính.

PC hay Laptop

4. Gợi ý sử dụng phần mềm Memtest86 để check RAM

Trong trường hợp bạn không thích sử dụng phần mềm Windows memory diagnostic, bạn có thể lựa chọn công cụ Memtest86. Đây là công cụ được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn với mục đích kiểm tra lỗi RAM. Tuy nhiên, memtest86 có 2 tùy chọn, đó là bạn sử dụng bản cài đặt để bung Memtest86 vào thiết bị di động cắm ngoài như ổ Flash USB rồi chạy, hoặc bạn sử dụng công cụ tổ hợp như HirenBoot trong đó có sẵn Memtest86.

4.1. Cách tạo USB cài đặt có chứa Memtest86

Trước hết, bạn hãy tải file cài đặt của Memtest86 cho USB. Sau đó, bạn kết nối USB với máy tính, chạy file cài đặt ứng dụng. Tiếp theo bạn bấm Create > chọn Next > chọn Finish là kết thúc quá trình tạo USB có chứa Memtest86.

4.2. Cách chạy ứng dụng Memtest86

Sau khi bạn tạo USB thành công, bạn hãy cắm USB của mình vào laptop/máy tính và chọn chế độ boot – khởi động từ ổ USB.

Trong quá trình Memtest86 đang chạy, chương trình sẽ chạy và chia ra làm nhiều giai đoạn khác nhau,ví dụ như Pass 1, rồi Pass 2, 3… Do đó, các bạn hãy để cho máy chạy 1 lúc, khoảng 20 phút thì mới dừng lại để có kết quả chính xác nhất.

Nếu bạn muốn thay đổi tùy chọn trong quá trình kiểm tra, bạn hãy bấm nút tắt C – Configuration để hiển thị các tùy chọn được đánh số từ 1 đến 9 như hình, còn để tiếp tục test thì các bạn bấm 0.

Trên đây là phần chia sẻ của Limosa về chủ đề “Windows memory diagnostics là gì”, hy vọng bạn sẽ thích những thông tin này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0933 599 211 – 1900 2276 nhé.

điện lạnh limosa
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)