Nếu như bạn đang cần mua một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính hoặc laptop để phục vụ cho công việc, giải trí cũng như mục đích khác thì chắc hẳn một trong những yếu tố cần quan tâm nhất là tốc độ CPU là gì. Vậy nó cần thiết và quan trọng đến thiết bị hiện đại của bạn như thế nào thì hãy cùng Limosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
1. Khái niệm CPU là gì?
CPU laptop là gì? Nói đến một chiếc máy tính hay là một chiếc điện thoại thông minh mạnh hay yếu thì không thể không nhắc đến phần CPU, thành phần chính quan trọng nhất của một thiết bị.
Chip CPU là gì? CPU (Central Processing Unit) hay còn gọi là bộ xử lý trung tâm được xem là não bộ chính của một thiết bị di động thông minh. Tác dụng của CPU máy tính là gì? Nó có vai trò, nhiệm vụ chính là xử lý những chương trình, dữ liệu đầu vào từ phần mềm và phần cứng chạy trên máy tính hay thiết bị di động.
2. Đơn vị khi đo tốc độ CPU là gì?
Đơn vị đo tốc độ xung nhịp CPU hay tốc độ CPU là GHz – gigahertz. Có thể thấy thông qua đơn vị đo này CPU có thể xử lý hàng tỷ lệnh qua mỗi giây. Điều này bạn có thể gặp ở bất kỳ máy nào và nên quan tâm đến nó đặc biệt những nhà sản xuất đều đưa ra thông số GHZ.
3. Tốc độ CPU là gì?
CPU có tác dụng gì? Tốc độ CPU hay còn gọi là tốc độ xung nhịp của CPU được đo bằng đơn vị gigahertz hay được ký hiệu là GHz biểu thị số chu kỳ xử lý mỗi giây mà CPU có thể thực hiện được.
Trong trường hợp so sánh hai CPU tương đồng ở các phần cứng khác thì những CPU có tốc độ xung nhịp lớn hơn thường sẽ xử lý các thao tác hoạt động nhanh hơn và theo thời gian CPU đó bền hơn.
Lấy một ví dụ cách so sánh CPU điển hình như một CPU có xung nhịp là 3.4 GHz thì có thể thực hiện tốc độ là 3.400.000.000 chu kỳ xoay mỗi giây.
Tốc độ xung nhịp CPU hay tốc độ CPU là một thước đo chính xác nhất để đánh giá hiệu suất hoạt động của CPU đó xử lý dữ liệu nhanh như thế nào. Đơn giản nhất là so sánh giữa 2 CPU trên thuộc một dòng, bạn có thể đánh giá được xung nhịp cũng như tốc độ của CPU.
Do đó nhiều người thường nghĩ rằng CPU có xung nhịp cao hơn và tốc độ xử lý tốt hơn thường sẽ bền hơn. Điều này chỉ hoàn toàn chính xác khi các thông số khác của CPU là như nhau.
Bởi khi so sánh thực tế 2 loại CPU thuộc cùng một dòng nhưng khác nhau về thế hệ thì chúng ta mới có thể xem xét đến tốc độ xung nhịp. Nếu sản phẩm khác dòng sản xuất nhưng tốc độ xung nhịp như nhau thì bạn nên lựa chọn sản phẩm đời mới nhất bởi vì chắc chắn nó có tốc độ ổn định theo thời gian hơn so với sản phẩm đời cũ.
Giả sử 2 mẫu Core i5 cùng thuộc thế hệ là Haswell với điểm khác biệt giữa chúng nằm ở xung nhịp. Một loại có xung nhịp là 3.4 Ghz và loại còn lại là 2.6 Ghz. Như vậy có thể thấy mẫu CPU của máy tính có xung nhịp 3.4 Ghz sẽ có tốc độ xử lý nhanh hơn tới 30% so với 2.6 Ghz khi cả 2 cùng hoạt động tối đa công suất . Tóm lại, tốc độ xung nhịp khi hoạt động tối đa của 2 mẫu là khác nhau, chúng chênh nhau rất nhiều.
Ngày nay, tốc độ CPU chỉ hoạt động đến một tốc độ giới hạn, rất ít khi nó hoạt động ở mức tối đa. Do đó nhiều người tìm cách nâng cấp từ tốc độ CPU xung nhịp từ mức cơ bản lên đến tốc độ cao và tối ưu hơn – turbo tối đa.
4. Một CPU mạnh nhờ vào đâu?
CPU như thế nào là tốt? Ngoài việc quan tâm tốc độ CPU là gì người dùng còn quan tâm đến CPU có mạnh không? Một thông số xung nhịp trên các dòng CPU AMD cũng chưa phải là phản ánh tất cả để đánh giá xem CPU đó hoạt động mạnh hay không mà nó còn phụ thuộc vào nhiều thông số, các yếu tố khác nữa như sau:
– Số nhân/lõi (Core): Mỗi nhân của CPU chính của máy tính là một CPU vật lý riêng biệt với các nhân khác. Ví dụ 2 nhân, 4 nhân hay 8 nhân thì tương tự có 2 – 4 – 8 CPU vật lý trong máy riêng biệt. Đây là thứ sẽ thực hiện xử lý dữ liệu và chạy chương trình hay các tác vụ khác. Càng nhiều nhân thì CPU của bạn càng có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc hơn hay render nhanh hơn như vậy máy vận hành sẽ tốt hơn.
– Số luồng (Threads): Thông số này cho ta biết có bao nhiêu đường (luồng) đưa dữ liệu cho CPU xử lý trong cùng một thời gian. Nếu càng có nhiều luồng thì dữ liệu sẽ được lưu thông dễ dàng và công dụng của CPU sẽ xử lý dữ liệu nhanh hơn.
– Bộ nhớ đệm (Cache): Đây là nơi lưu trữ các dữ liệu tạm thời và lệnh chờ để phần cứng của máy tính xử lý. Mục đích để tăng tốc độ xử lý – một trạm trung chuyển hay cảng tập kết hàng hóa máy móc, để tránh tình trạng tắc nghẽn khi thực hiện lọc dữ liệu.
Trên đây là bài viết chi tiết giới thiệu về tốc độ CPU là gì cho bạn tham khảo. Nếu như bạn còn thắc mắc vấn đề gì ngoài thông tin trên thì có thể liên hệ với Limosa qua HOTLINE 1900 2276 hoặc Limosa.vn để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.