Bạn đang có ý định mua máy tính mới hoặc đang sử dụng máy tính. Làm thế nào để chọn được một chiếc CPU hợp lý cho chiếc máy tính bạn đang sử dụng? Hãy cùng Limosa điểm qua những thông số CPU mà bạn cần quan tâm qua bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC
1. Thông số CPU là gì?
Với sự nổi lên của rất nhiều các hãng công nghệ mới tham gia vào thị trường bán lẻ máy PC thì khách hàng đang có rất nhiều sự lựa chọn cho góc học tập của mình. Tuy vậy, vấn đề đó vô hình chung khiến cho chúng ta trở nên “lười” hơn khi chỉ chủ yếu lựa chọn những dàn máy PC được build sẵn hoặc nghe theo lời tư vấn nghiệp dư của các cửa hàng.
Vậy làm thế nào để biết được chính xác nhu cầu cũng như cách đọc thông số trên CPU của mình? Hãy cùng Limosa tìm hiểu top 5 thông số CPU cần biết để có cách chọn CPU hiệu quả nhé!
CPU (Central Processing Unit) nói chung được gọi là bộ vi xử lý trung tâm, được coi là bộ não hoạt động của máy tính. CPU có nhiệm vụ thực hiện xử lý và kiểm soát hoạt động của tất cả các bộ phận, chức năng trong máy tính.
Bộ vi xử lý CPU càng mạnh thì càng xử lý được nhiều thông tin hơn, khiến cho máy tính hoạt động nhanh, mạnh và trơn tru hơn.
2. Xung nhịp CPU – Yếu tố quan trọng quyết định tốc độ xử lý của CPU.
Đây là một trong những thông số của CPU quan trọng nhất, là yếu tố tiên quyết trong cách chọn CPU cho khách hàng khi xét đến tốc độ xử lý. Hiểu một cách đơn giản, xung nhịp CPU thể hiện số chu kỳ mà CPU thực hiện được mỗi giây.
Xung nhịp CPU càng lớn, CPU càng thực hiện được nhiều chu kỳ hơn, tốc độ xử lý dữ liệu càng nhanh hơn.
Xung nhịp CPU được tính bằng đơn vị Hz. Bạn có thể tự kiểm tra và so sánh, nếu cùng một dòng CPU mà có xung nhịp nhanh hơn tức là tốc độ xử lý sẽ nhanh hơn và kết quả cũng như khả năng làm việc tối đa hơn. Thường CPU sẽ có những chỉ số xung nhịp từ xung cơ bản cho đến xung boost.
Xung cơ bản thể hiện tần số mà CPU đang chạy và được tính bằng đơn vị gigahertz (GHz), nghĩa là một tỷ chu kỳ mỗi giây.
Còn về xung boost cho phép một lõi đơn có thể chạy tối đa dựa trên công nghệ hiện đại Intel Turbo Boost/AMD Turbo Core.
Ví dụ một chiếc máy có Intel Core I5 9400F có chỉ số 2.9 đến 4.1 GHz, trong đó các chỉ số có ý nghĩa là:
– Xung cơ bản 2.9 GHz: chip vi xử lý I5 9400F có thể thực hiện được đến 2.9 tỷ phép tính trên mỗi giây trong một nhân
– Xung boost 4.1 GHz: là xung nhịp tối đa của một nhân mà bộ xử lý có thể đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Số nhân, số luồng – Phục vụ cho tính toán dữ liệu
Số nhân (Cores), số luồng (Threads) cũng đóng vai trò rất quan trọng vào tốc độ xử lý của CPU và là nhân tố quan trọng trong cách để bạn chọn CPU.
Có thể hiểu đơn giản CPU nào có số nhân, số luồng càng lớn thì khả năng, chức năng xử lý đa nhiệm càng nhanh. Cũng như trong giao thông đường có nhiều làn thì sẽ trở nên thông thoáng hơn, tốc độ di chuyển của các phương tiện tham gia sẽ nhanh hơn.
Số luồng thể hiện số làn dữ liệu mà một nhân CPU có thể xử lý nhanh nhất trong cùng một thời điểm.
4. Socket – Ổ cắm CPU
Đây là thông số CPU chỉ loại khe cắm và là đặc tính cơ bản để xét sự hợp lý, tương thích, dùng để cung cấp các kết nối cơ và điện giữa vi xử lý và phần mainboard (bo mạch chủ). Chỉ bo mạch chủ nào hỗ trợ cùng loại ổ cắm thì vi xử lý mới có thể gắn được.
Ổ cắm CPU sẽ cho phép có thể thay thế CPU mà không cần hàn hay gắn chặt vào bo mạch chủ.
5. Bộ nhớ đệm – Trạm dừng tạm thời của mọi dữ liệu
Bộ nhớ đệm CPU là vùng bộ nhớ nhanh và tạm thời nằm trên bộ xử lý và là nơi lưu trữ dữ liệu nằm chờ phần cứng xử lý. Mục đích của nó là để tăng tốc độ xử lý của bộ chip của máy tính. Bộ nhớ đệm cao là một trong những tiêu chí cần phải xét trong cách chọn CPU.
Chỉ số bộ nhớ đệm này càng cao sẽ giúp cho thông số CPU xử lý nhanh và mượt mà hơn.
6. Mức tiêu thụ điện (TDP)
Đây là một trong những thông số CPU bạn cần biết nếu muốn xây dựng một dàn máy PC cho riêng mình. TDP thể hiện lượng nhiệt tối đa được tạo ra bởi CPU trong quá trình hoạt động.
Mỗi con chip khi hoạt động sẽ có mức tiêu thụ điện năng khác nhau. Bạn có thể tính toán được tổng mức tiêu thụ điện năng hợp lý và có cách chọn CPU kỹ lưỡng cũng như nguồn điện phù hợp cho máy tính để có thể nâng cấp phần cứng cho sau này.
7. Các thông số khác
Ngoài 5 thông số CPU quan trọng chính ở trên, bạn cũng nên biết về các thông số phụ để có cách chọn CPU ưng ý nhất cho dân chuyên nghiệp như: dạng bộ nhớ, đồ họa tích hợp…
Dạng bộ nhớ bao gồm có Bus RAM hỗ trợ (VD: 2933) và kiểu bộ nhớ (DDR4). Nếu thông số bus trên RAM nhỏ hơn hoặc bằng bus RAM hỗ trợ của dàn CPU có nghĩa máy chạy đang ở mức tương đối ổn định. Bus RAM có thể cao hơn bus RAM hỗ trợ tuy nhiên điều này sẽ gây lãng phí và không sử dụng đến.
Bus speed là tốc độ xử lý dữ liệu của máy tính, thường được tính bằng số lượng đơn vị truyền tải mỗi giây, có đơn vị là GT/s (gigatransfer/giây).
Trên đây là bài viết giới thiệu chi tiết về những thông số CPU của máy tính cho bạn có thể cân nhắc lựa chọn. Nếu như bạn còn thắc mắc gì thêm về vấn đề này thì xin vui lòng liên hệ với Limosa qua HOTLINE 1900 2276 hoặc Limosa.vn.