Trong quá trình vận hành của laptop, RAM đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp quá trình lưu trữ dữ liệu trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vậy cụ thể thì RAM server là gì, bài viết dưới đây của Limosa sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về RAM server.
MỤC LỤC
1. RAM server là gì?
RAM server (Random-access memory server) hay RAM máy chủ chính là một thuật ngữ dùng để chỉ một linh kiện trong laptop/máy tính, thường được dùng trong hệ điều hành của server hoặc server system. RAM quyết định số lượng, kích cỡ chương trình được chạy hoặc xử lý cùng một lúc. Trong khi đó, RAM server sẽ quyết định đến lượng dữ liệu có thể truyền tải và xử lý ngay lập tức.
2. Tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của RAM server
2.1. Ưu điểm của Ram server
Ram server có những ưu điểm như sau:
✮ Giúp quản lý dòng dữ liệu ra vào khi chẳng may có xung đột xảy ra bởi vì trong quá trình xử lý dữ liệu, CPU không xử lý trên ROM mà xử lý trên RAM. Với thanh RAM bình thường, khi truyền tín hiệu ở tốc độ cao, thanh ram dễ gặp phải hiện tượng xung đột. Bởi vì không có khả năng quản lý dòng dữ liệu nên khi xung đột xuất hiện, RAM phải nạp lại toàn bộ dữ liệu. Còn đối với RAM server thì khác, khi xảy ra xung đột, RAM server có xu hướng ổn định và tốt hơn.
2.2. Nhược điểm của RAM server
Ngoài ưu điểm kể trên của RAM server, RAM server còn tồn tại một số nhược điểm dưới đây:
✰ Trong một số trường hợp, RAM server sẽ chạy chậm hơn so với RAM thông thường, nhất là khi kiểm tra dữ liệu đã đi qua nó và sửa lỗi.
✰ Giá thành mua RAM server thường cao hơn so với các loại RAM thông thường.
3. Các loại RAM server có trên thị trường hiện nay
Hiện nay trên thị trường có 2 loại RAM server phổ biến là Registered và Unbuffered. Hãy cùng điểm qua một vài đặc điểm của 2 loại RAM này dưới đây nhé:
✱ RAM Unbuffered (UDIMM) có tính năng tự kiểm tra và sửa lỗi. Thanh ghi và bộ đệm của RAM Unbuffered được thiết lập ở trên Mainboard. Đặc biệt, các lệnh truy xuất được chuyển trực tiếp đến Module bộ nhớ mà không phải qua thanh ghi.
✱ Bộ nhớ của RAM Registered (RDIMM) là bộ nhớ có chứa các thanh ghi, do đó, các lệnh truy xuất của bộ nhớ RAM này được đưa đến thanh ghi rồi mới được chuyển đến Module của bộ nhớ. Việc sử dụng RAM Registered sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng bộ nhớ của CPU. Ngoài ra, Chip thanh ghi sẽ thực hiện truy xuất bộ nhớ nên CPU giảm bớt được công việc, từ đó giúp cho máy tính chạy mượt và hiệu quả hơn.
4. So sánh RAM Registered và Ram Unbuffered
Dưới đây Limosa sẽ đưa ra những so sánh giữa RAm Registered và RAM Unbuffered để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ nét hơn về 2 loại RAM này:
RAM Registered | RAM Unbuffered |
– Bộ nhớ có chứa thanh ghi– Thuộc phân lớp máy chủ, đóng vai trò quan trọng đối với các ứng dụng cần đến sự ổn định và khả năng mở rộng bộ nhớ | – Bộ nhớ không chứa thanh ghi hoặc bộ đệm– Giới hạn trong 2 DIMM, cung cấp băng thông tốt hơn cho mỗi DIMM/kênh |
Không thể sử dụng cả RAM Registered và RAM Unbuffered trên cùng một máy tính/laptop
5. Tìm hiểu các thông số của RAM Server
5.1. Bus
Bus chính là tốc độ xử lý dữ liệu của mỗi RAM server, gồm nhiều dây dẫn điện gộp lại với nhau. Bus còn là hệ thống hành lang để đưa dữ liệu từ các bộ phận của laptop/máy tính như CPU, Memory, IO Devices. Bạn hãy tưởng tượng Bus có chức năng giống như một hệ thống dẫn nước, ống nước càng to thì nước sẽ chảy qua càng nhiều và ngược lại. Hiện nay ở Việt Nam có các loại RAM thông dụng là RAM bus 1333, 1600.
5.2. Latency
Latency chính là khoảng thời gian dòng lệnh đến thanh RAM tới khi nó hồi đáp CPU, còn có cách gọi khác là CAS.
5.3. Refresh Rate
Refresh Rate (nạp lại/làm mới) chính là quá trình diễn ra việc các bộ nhớ động thực hiện nạp điện cho tế bào điện tử của RAM server. Quá trình Refresh Rate này giúp cho tế bào điện tử của RAM server sẽ không bị mất đi dữ liệu.
5.4. ECC
ECC chính là phần quan trọng trong hệ thống máy chủ và bộ nhớ của ECC gồm có 2 loại là Registered ECC và Unbuffered ECC.
5.5. Capacity
Capacity được hiểu là dung lượng của RAM, nói cách khác Capacity chính là lượng thông tin mà một RAM có khả năng lưu trữ. Mỗi một loại RAM (RAM 1GB, RAM 2GB,… RAM 64GB,…) thì sẽ có Capacity khác nhau.
6. Có nên nâng cấp RAM server không?
Nâng cấp khi RAM server sẽ trì trệ, hoạt động kém hiệu quả
RAM server là linh kiện quan trọng, giúp đảm bảo tốc độ của ứng dụng, đặc biệt giúp chạy nhiều nền tảng mà không bị treo máy, chậm hay đứng máy. Còn nâng cấp RAM server chính là việc bạn nâng cao hoặc cải thiện dung lượng bằng cách đổi RAM có dung lượng cao hơn hoặc cắm thêm thanh RAM khác. Do đó, tùy vào nhu cầu của mỗi người, bạn có thể cân nhắc nâng cấp ram server khi cần.
Trên đây là bài biết của Limosa chia sẻ về ram server. Hy vọng bạn đã hiểu được ram server là gì cũng như nắm được các thông số của ram server. Tuy nhiên, nếu bạn còn thắc mắc khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0933 599 211 – 1900 2276 nhé.