PC là gì chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người dùng đặt ra. PC với laptop có khác nhau hay không ? Ý nghĩa của từ khóa này là gì ? Nếu bạn cũng đang có thắc mắc về vấn đề này, hãy cùng Limosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay để có thể hiểu được PC nghĩa là gì nhé. Cùng bắt đầu thôi !

Trung tâm điện lạnh limosa
Limosa tự hào là đơn vị sửa chữa Điện Lạnh – Điện Máy – Điện Tử hàng đầu tại Việt Nam

1. PC là gì ?

Vậy PC nghĩa là gì ? PC là từ viết tắt của Personal Computer có nghĩa là máy tính cá nhân. Máy tính cá nhân ngày nay đang dần trở nên phổ biến để có thể đáp ứng cho công việc và giải trí của người dùng.

Từ PC người ta sẽ có thể phân loại ra hai dòng máy tính chính là Desktop hay máy tính để bàn và Laptop – máy tính xách tay.

Ngày nay, các PC đang được nhà sản xuất ngày càng chú trọng nâng cấp, cải thiện hiệu suất và thêm vào đó những tính năng mới, hữu ích.

Thông thường các dòng máy tính để bàn sẽ thường có hiệu năng cao hơn tuy nhiên lại không thể dễ dàng di chuyển như laptop. 

Chắc hẳn đến đây, bạn đã hiểu được PC là gì ? Vậy nó còn có những bộ phận nào cấu thành, hãy tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.

thiết kế đồ họa nên dùng laptop nào

2. Các bộ phận cấu thành một chiếc PC: 

Sau khi đã hiểu được PC nghĩa là gì ? Dưới đây sẽ là những bộ phận cần có trên những chiếc PC để có thể tiến hành làm việc và hoạt động bình thường: 

  • Bộ vi xử lý trung tâm (CPU):

CPU là viết tắt của cụm từ Central Processing Unit có nghĩa là bộ xử lý trung tâm. Đây là thiết bị quan trọng nhất trên PC vì thực hiện tất cả các câu lệnh của chương trình, xử lý dữ liệu cũng như điều khiển mọi hoạt động của máy tính.

CPU đang được các nhà sản xuất đầu tư về công nghệ khiến nó đang ngày càng nhanh hơn, xử lý được nhiều dữ liệu hơn để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Tốc độ xử lý của CPU được quyết định bởi nhiều yếu tố như: Số nhân xử lý, công nghệ (tiến trình) sản xuất, công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU,…

  • RAM (Random Access Memory)

Đây cũng là yếu tố rất quan trọng sau bộ xử lý trung tâm. RAM được coi là bộ nhớ tạm của máy giúp lưu trữ thông tin tạm thời để CPU có thể tiến hành truy xuất và xử lý.

Các dữ liệu trên RAM sẽ bị xóa khi máy tính tắt hoặc mất nguồn (hết pin). 

Tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng lại có những dung lượng RAM khác nhau. Với những người chỉ cần sử dụng các tác vụ nhẹ nhàng thì 2-4GB RAM là đủ. Nhưng với những nhu cầu cao hơn như chơi game, thiết kế đồ họa,… thì sẽ cần phải nâng cấp lên mức RAM cao hơn.

  • Bộ nguồn (PSU):

Bộ nguồn có tên tiếng Anh là Power Supply Unit, thiết bị này có chức năng cung cấp nguồn điện cho tất cả các linh kiện bên trong của máy tính để có thể hoạt động. 

Công suất của nguồn là yếu tố được quan tâm nhiều khi lựa chọn mua một chiếc máy tính. Một bộ nguồn ổn định sẽ góp phần làm hiệu năng của máy tính được nâng cao, các tác vụ cũng được xử lý trơn tru, mượt mà. 

Một số các thương hiệu chuyên sản xuất PSU của máy tính có thể kể đến hiện nay như: Silverstone, Seasonic, Corsair và Antec. 

  • Bo mạch chủ (Mainboard):

Đây là bảng mạch giúp kết nối tất cả các linh kiện có trong chiếc máy tính. Nó được ví như một trung tâm quản lý và kết nối tất cả các bộ phận lại với nhau để có được tổng thể một chiếc máy tính. 

Bo mạch chủ gồm các thành phần chính như: Socket, khe cắm PCI, khe cắm RAM và các cổng kết nối thiết bị ngoại vi: chuột, bàn phím, tai nghe, loa, máy in,…

Hiện nay cũng có rất nhiều dòng bo mạch chủ để người dùng lựa chọn, từ phổ thông cho đến các dòng cao cấp phục vụ nhu cầu sử dụng cao.

  • Card đồ họa (VGA)

Hay còn được gọi với tên khác là card màn hình. Thiết bị này sẽ đảm nhiệm chức năng xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính. Đối với các nhu cầu sử dụng bình thường thì bạn có thể lựa chọn một chiếc card màn hình vừa phải.

Nếu sử dụng máy tính để chơi game hay các tác vụ liên quan đến đồ họa sẽ cần có một chiếc card màn hình mạnh mẽ hơn.

  • Vỏ case: 

Đây là một hộp có thể được thiết kế bằng kim loại hay các vật liệu khác để chứa đựng tất cả những linh kiện trên của máy tính. Có rất nhiều mẫu mã vỏ case hiện nay để người dùng lựa chọn phụ thuộc vào nhu cầu và giá thành. 

Với một số vỏ case cao cấp có thể được tích hợp thêm hệ thống đèn LED giúp chiếc case máy tính của bạn trở nên bắt mắt hơn rất nhiều.

window spotlight là gì

3. Tổng kết:

Từ tất cả những thông tin trên, Limosa tin chắc rằng bạn đã hiểu được PC là gì ? PC gồm những bộ phận nào ? Nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu cho mình một chiếc máy tính cá nhân thì chắc hẳn những thông tin kể trên sẽ rất hữu ích cho bạn.

Trên đây là những thông tin cho câu hỏi PC là gì ? Nếu bạn cần hỗ trợ giải đáp những vấn đề khách hãy liên hệ đến HOTLINE 1900 2276 – 0933599211, website limosa.vn hoặc fanpage Limosa luôn sẵn sàng để tư vấn giải đáp cho bạn.

điện lạnh limosa
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)