Hiện nay, khá nhiều bạn muốn bộ xử lý máy tính của mình nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, do đó tìm đến overclocking, hay còn gọi là ép xung. Trong bài viết này, Limosa sẽ chia sẻ thêm một số thông tin để bạn hiểu hơn overclocking là gì, hãy theo dõi nhé. 

Trung tâm điện lạnh limosa
Limosa tự hào là đơn vị sửa chữa Điện Lạnh – Điện Máy – Điện Tử hàng đầu tại Việt Nam

1. Overclocking là gì?

Như bạn cũng biết, mỗi nhà sản xuất đều thiết lập chế độ hoạt động an toàn, tiêu chuẩn cho mỗi linh kiện. Tuy nhiên, trên thực tế, tùy từng nhu cầu của người sử dụng mà bạn vẫn còn có thể tinh chỉnh hiệu suất hoạt động của các linh kiện này, dao động ở mức 10-20%.

Bạn chỉ cần hiểu đơn giản Overclocking (OC) là làm cho tốc độ chạy của linh kiện cao hơn so với tốc độ chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra.

Và để overclocking hiệu quả, bạn cần nắm thêm một từ nữa là Vcore. Vcore chính là dòng diện chính cung cấp cho CPU, tỉ lệ thuận với xung nhịp, tức là xung nhịp càng cao thì vcore càng cao. Tuy nhiên, bạn không nên chỉnh vcore quá cao khi không cần thiết bởi khi bạn tăng vcore lên thì cũng sẽ tăng thêm nhiệt độ cho CPU.

Hiện nay, có 3 loại overclocking phổ biến là overclocking CPU, GPU, RAM. Cụ thể cách overclocking 3 loại này như nào, bạn hãy theo dõi tiếp phần hướng dẫn dưới đây nhé.

overclocking là gì

2. Hướng dẫn overclocking CPU, GPU, RAM

2.1. Cách overclocking CPU

✪ Trước hết, bạn cần xác định giới hạn overclock của CPU bởi tốc độ của 1 CPU sẽ phụ thuộc vào hệ số nhân (Multiplier) và bus mặt trước (FSB).

+ Bus mặt trước (FSB) chính là đường truyền dữ liệu từ CPU đến bộ nhớ chính (RAM và ROM). Do đó, khi bạn tăng FSB thì không những tăng tốc độ của CPU mà còn tăng tốc độ của toàn bộ hệ thống. 

+ Hệ số nhân được sử dụng để điều chỉnh tốc độ của các bus để giúp cho các thiết bị hoạt động ổn định hơn và mỗi thiết bị có một hệ số nhân khác nhau. Tuy nhiên, hệ số nhân trong một vài trường hợp sẽ khác nhau, ví dụ như một vài hệ số nhân làm tăng tốc độ của thiết bị so với tốc độ của FSB như hệ số nhân của CPU (10 hoặc 13 hoặc etc tùy thuộc vào CPU), còn trong trường hợp khác một vài hệ số nhân của các thiết bị khác lại làm chậm tốc độ của thiết bị so với tốc độ của FSB ví dụ như của AGP.

Ví dụ: Với trường hợp Intel’s Pentium 4, Intel đã khóa hệ số nhân nên chúng ta chỉ có thể thay đổi bus mặt trước (FSB).

Pentium 4 2.4 A có hệ số nhân là 24 và bus mặt trước là 100 Mhz, nên suy ra tốc độ mặc định của CPU này là 24* 100 = 2400 Mhz =2.4 GHz ( hệ số nhân * bus mặt trước). 

Để OC CPU này, thì chỉ có cách tăng bus mặt trước từ 100Mhz lên 133 Mhz, tức là sẽ tăng tốc CPU từ 2.4 Ghz lên 24*133 = 3192 MHz ~ 3.2 Ghz. Sau đây là các bước cụ thể: 

✯ Bước 1: Bạn khởi động laptop, nhấn phím delete để  truy cập vào BIOS. 

✯ Bước 2: Bạn vào mục Frequency/Voltage Control để thay đổi FSB (tuy nhiên tên mục này có thể thay đổi tùy theo motherboard).

✯ Bước 3: Bạn tăng hiệu điện thế cung cấp cho CPU (Vcore), bạn cũng có thể thay đổi Vcore trong BIOS. 

✯ Bước 4: Bạn lưu các thay đổi này lại và thoát khỏi màn hình bios. Sau đó máy tính/laptop sẽ khởi động lại, bạn cần nhìn màn hình khởi động xem có thay đổi gì không, bởi thông thường laptop sẽ đọc tốc độ mới của hệ thống. 

Một số lưu ý:

✱ Nếu xảy ra tình trạng máy tính báo tốc độ mặc định, hoặc không vào được windows, bạn tiến hành khởi động lại và vào màn hình BIOS, có thể lựa chọn 1 trong 2 cách tăng hiệu điện thế cho CPU, hoặc giảm FSB xuống. 

✱ Việc bạn tăng Vcore có thể giúp laptop chạy ổn định ở FSB cao hơn, tuy nhiên, FSB và Vcore càng cao thì CPU lại càng nóng. Và mức nhiệt độ cao khá nguy hiểm, có thể khiến hệ thống chạy không ổn định hoặc làm chết CPU. 

✱ Bạn có thể sử dụng chương trình motherboard monitor để đo nhiệt độ, tốc độ, và hiệu điện thế của CPU. 

http://mbm.livewiredev.com/

2.2. Cách overclocking RAM

✪ RAM (Random access memory) chính là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. 

✪ Trên thị trường hiện tại có 3 loại RAM là SDR, DDR, và QDR. 1600, 2100, 2700, 3200 lần lượt là chỉ số bandwidth của RAM, tương đương với 1.6GB/s, 2.1 GB/s, 2.7 GB/s và 3.2 GB/s.

PC 1600 = DDR200 = 1.6 GB/s 

PC 2100 = DDR266 = 2.1 GB/s 

PC 2700 = DDR333 = 2.7 GB/s 

PC3200 = DDR400 = 3.2 GB/s 

✪ Bạn có thể Overclocking RAM bằng cách thay đổi FSB hoặc tăng hệ số nhân. 

2.2. Cách overclocking GPU

GPU chính là một thuật ngữ phổ biến cho card đồ họa của bạn, do đó, ép xung GPU chính là ép xung cho card đồ họa. 

Dưới đây là các bước overclocking GPU:

✯ Bước 1: Bạn tải về và cài đặt chương trình ép xung mà bạn lựa chọn.

✯ Bước 2: Bạn tải xuống và cài đặt điểm chuẩn Unreal Engine Gió Heaven hoặc công cụ đo điểm chuẩn khác.

✯ Bước 3: Bạn chạy một điểm chuẩn trên hệ thống và ghi lại kết quả.

✯ Bước 4: Bạn mở MSI Afterburner và làm quen với cách bố trí.

✯ Bước 5: Bạn tăng đồng hồ lõi bằng cách sử dụng thanh trượt ở trung tâm.

Trên đây là bài viết tìm hiểu về overclocking là gì của Limosa. Chúng tôi cũng chia sẻ đến bạn cách overclocking CPU, GPU, RAM, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua  hotline: 19002276 nhé.

điện lạnh limosa
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)