Trên ổ cứng của máy tính sẽ thường có một phần dung lượng bị chiếm dụng đó là OEM Partition. Vậy OEM Partition là gì và cách xóa phân vùng này như thế nào? Hãy theo dõi những chia sẻ của Limosa trong bài viết dưới đây. 

Trung tâm điện lạnh limosa
Limosa tự hào là đơn vị sửa chữa Điện Lạnh – Điện Máy – Điện Tử hàng đầu tại Việt Nam

1. OEM Partition là gì?

Nếu như laptop, PC của bạn có một OEM Partition thì điều này cho thấy thiết bị của bạn đang sử dụng được sản xuất bởi 1 trong 3 hãng là Dell, Lenovo hay HP. 

Bên cạnh đó thì OEM Partition còn được gọi là phân vùng hỗ trợ khôi phục máy tính về trạng thái xuất xưởng. Bạn có thể sử dụng OEM Partition trong trường hợp laptop bị gặp lỗi hệ thống mà không cần phải dùng đĩa chứa bộ cài hệ điều hành. Và nếu như bạn có kinh nghiệm trong việc thực hiện cài đặt lại hệ điều hành thì OEM Partition là một giải pháp tốt cho bạn. 

OEM partition là gì

2. OEM Partition chiếm bao nhiêu dung lượng ổ cứng?

Bên cạnh thắc mắc OEM Partition là gì thì người dùng còn thắc mắc OEM Partition chiếm bao nhiêu dung lượng của ổ cứng. 

Theo đó khi mở Disk Management ở trong Win 10 thì bạn sẽ nhìn thấy 1 hoặc phân vùng OEM trong danh sách.

Nếu như chỉ có 1 OEM Partition thì không có gì đáng nói, tuy nhiên nếu có nhiều hơn 1 phân vùng thì tất cả dòng trạng thái của chúng sẽ đều ghi là Healthy, điều này là bình thường bởi trong những lần cập nhật phiên bản mới thì Windows đã tự tạo ra 1 phân vùng OEM mới và nó sẽ được xuất hiện ở trong Disk Management. Theo đó thì không nên quá lo lắng khi thấy phân vùng OEM xuất hiện ở trong danh sách kể trên.

3. Có nên giữ OEM Partition hay xóa?

Sau khi đã nắm được OEM Partition là gì thì việc nên giữ hay xóa OEM Partition là câu hỏi đặt ra cho bạn. 

Bạn có thể xóa OEM Partition bởi lý do dưới đây;

  • OEM Partition chiếm khá nhiều dung lượng của ổ cứng, do đó bạn cần giải phóng dung lượng trống ở trên ổ cứng. 
  • OEM Partition thường sẽ không được kích hoạt và người dùng không thể dùng ở trong trạng thái máy hoạt động ổn định. Nếu như bạn có sẵn đĩa cài đặt Windows thì có thể dùng OEM Partition như giải pháp thay thế phân vùng khôi phục mặc định trong trường hợp hệ thống gặp sự cố xung đột phần mềm.
  • Nếu không thích việc khôi phục laptop, PC về mặc định, và muốn dùng một giải pháp thay thế khác thì có thể xóa phân vùng OEM.

Bạn chỉ nên giữ OEM với những lý do ngược lại với được liệt kê kể trên. 

Chụp màn hình máy tính Asus

4. Cách xóa phân vùng OEM trên máy tính

Với công cụ Diskpart thì người dùng có thể dễ dàng xóa được OEM Partition nhanh chóng. Cụ thể:

Bước 1: Hãy mở Command Prompt bằng cách click chuột phải vào nút Start và lựa chọn “Command Prompt” hoặc bạn có thể nhấn nút Windows

Bước 2: Tiến hành nhập “cmd” rồi nhấn Enter. Lúc này thì một cửa sổ mới sẽ xuất hiện, ở vị trí con trỏ bàn phím nhấp nháy, bạn hãy nhập dòng lệnh bên dưới:

diskpart.exe“. Nhấn Enter.

Tiếp theo nhập thêm một số dòng lệnh dưới đây, lần lượt theo thứ tự. Khi nhập xong mỗi dòng lệnh, bạn hãy bấm phím Enter.

Danh sách dòng lệnh:

list disk

  • Nhập
  • disk
  • list partition
  • select partition 1
  • delete partition override

Bước 3: Khi đã hoàn thành việc xóa phân vùng OEM, hãy khởi động lại máy tính của mình để giúp hệ thống vận hành ổn định hơn. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong được việc xóa phân vùng OEM Partition này trên thiết bị của mình.

5. Khôi phục File hoặc phân vùng OEM Partition bị xóa

Bạn nên sử dụng một số phần mềm đặc biệt để khôi phục file, ổ đĩa hoặc là những phân vùng OEM mà mình đã lỡ tay xóa. Bạn có thể thử sư dụng DiskInternals Partition Recovery, đây là một ứng dụng tốt mà bạn có thể sử dụng trong lúc này.

Bạn hãy thực hiện từng bước theo hướng dẫn sau đây để có thể khôi phục lại được OEM Partition bị xóa một cách đơn giản, nhanh chóng.Cụ thể:

Bước 1: Tải về và tiến hành cài đặt phiên bản dùng thử của Partition Recovery.

Bước 2. Bạn lựa chọn ổ đĩa để quét, sau đó bấm Next để tiếp tục. Có những chế độ: “Reader“, “Uneraser” hoặc là “Recovery” và Select the disk and the wizard mode: “Reader”, “Uneraser” or “Full recovery”. Để có thể khôi phục lại được phân vùng OEM, bạn nên lựa chọn chế độ “Full recovery”. Tiếp tục bấm Next  

Bước 3. Hãy chọn loại file mà bạn muốn khôi phục 

Bước 4. Chờ đợi quá trình quét hoàn tất 

Bước 5. Hãy xem qua danh sách những file cần phục hồi. Sau đó nhấn chuột phải vào file và lựa chọn “Preview in New Window“. Bạn có thể kiểm tra được chất lượng của file sau khi đã phục hồi 

Bước 6. File được phục hồi lúc này sẽ được lưu trữ ở vị trí bạn chọn.

Ngoài ra thì bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này để tiến hành khôi phục được bất kỳ loại file nào từ phân vùng bị xóa.  

Bài viết trên đây Limosa đã chia sẻ cụ thể cho bạn về OEM Partition là gì và những vấn đề liên quan tới nó. Nếu như bạn còn thắc mắc nào cần được Limosa giải đáp, vui lòng gọi điện tới số HOTLINE 19002276 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời. 

điện lạnh limosa
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)