Trong suốt quá trình sử dụng máy in chắc chắn người dùng sẽ không tránh khỏi các sự cố liên quan đến việc in ấn tài liệu. Trong đó phải kể đến hiện tượng lỗi máy tính không nhận máy in. Nếu bạn chưa biết cách xử lý như thế nào, hãy gọi điện đến số hotline 1900 2276 hoặc theo dõi ngay bài viết này để cùng Limosa tìm hiểu cách khắc phục nhé. 

Trung tâm sửa chữa Limosa
Trung tâm sửa chữa Limosa

1. Nguyên nhân của lỗi máy tính không nhận máy in 

Nguyên nhân khiến máy tính không kết nối được với máy in là rất đa dạng. Bạn có thể tham khảo một số lỗi chủ yếu mà người dùng máy tính gặp phải thường xuyên nhất dưới đây: 

– Do hệ điều hành mà máy tính của bạn sử dụng không tương thích và phù hợp với máy in.

– Do các vấn đề liên quan đến dây cáp kết nối giữa hai thiết bị là máy tính và máy in như dây nối bị hỏng, bị đứt hoặc bị hở mạch dây khiến nó không còn hoạt động được nữa. Hay mặt khác, đôi khi chỉ là do hai đầu cổng kết nối thiết bị bị bám quá nhiều bụi bẩn hoặc đầu cắm bị rỉ sét, có dị vật…

– Do chưa bật nguồn máy in. Đôi khi bạn quên bật nguồn máy in nên có thể gây nhầm tưởng máy tính hoặc máy in bị lỗi. Do đó hãy chắc chắn rằng bạn đã bật nút nguồn đằng sau thân máy và đã khởi động máy nhé. 

– Do lỗi IP trên máy tính đang sử dụng, có thể xuất phát từ việc kết nối mạng wifi bị ngắt quãng hoặc địa chỉ IP vừa mới cập nhật nên khiến máy bị lỗi và không chạy được. 

– Do driver bị hỏng hoặc thiếu có thể khiến hai thiết bị máy tính, máy in không thể liên lạc được với nhau. 

– Do lỗi phần cứng, hộp mức sử dụng để in kém hoặc cảm biến nhận hộp mực bị bẩn…cũng có thể là các nguyên nhân khiến máy tính không kết nối được với máy in. 

– Cuối cùng yếu tố gây ra lỗi máy tính không nhận máy in là do máy in đã quá cũ nên bị hư hỏng hoặc gặp phải một số vấn đề khác như tràn bộ đếm mực thải,…

máy tính không nhận máy in

2. Cách sửa lỗi máy tính không nhận máy in 

Nếu máy tinh của bạn đang gặp phải lỗi máy tính không nhận máy in thì hãy tham khảo ngay một số cách sửa chữa phổ biến sau đây nhé: 

2.1 Gỡ bỏ phiên bản cũ và cài đặt phiên bản driver mới của máy in. 

Quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Mở cửa sổ Run bằng cách bấm đồng thời tổ hợp phím Windows + R.

Bước 2: Khi giao diện cửa sổ Run xuất hiện, nhập lệnh “printmanagement.msc” và ấn “Enter” hoặc “OK”.

Bước 3: Tiếp theo, ở khung bên trái trên cửa sổ Print Management bạn tìm chọn thư mục “All Drivers”.

Bước 4: Tại thư mục “Driver Name”, bạn nhấn chuột phải rồi chọn các driver máy in và ấn “Delete” để xóa tất cả các bản driver máy in cũ của máy.

Bước 5: Cuối cùng, bạn truy cập vào trang chủ của nhà sản xuất máy in để cập nhật và tải phiên bản driver mới nhất cho máy in. Khi tải về sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Một là file driver có đuôi “.exe” thì bạn hãy nhấn đúp chuột vào file để tiếp tục cài đặt. Hai là file driver có đuôi “.rar” hoặc “.zip” thì bạn cần phải giải nén file trước khi thực hiện cài đặt. 

2.2 Khởi động lại tính năng Service Print Spooler của máy. 

Bạn thực hiện theo quy trình 06 bước như dưới đây:

Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run.

Bước 2: Tiếp theo nhập từ khóa “services.msc” vào mục Open, ấn Enter hoặc chọn OK. 

Bước 3: Tại giao diện tiếp theo, trong mục “Name” bạn hãy tìm kiếm và nhấn chuột vào “Print Spooler”. 

Bước 4: Tìm thư mục “ Service status” trong “General” và chọn “Stop” để dừng dịch vụ “service Print Spooler”. 

Bước 5: Khởi động lại tính năng này bằng cách chọn “Start”.

Bước 6: Nhấn OK để kết thúc và bạn kiểm tra lại kết nối giữa máy tính và máy in xem lỗi máy in không nhận máy tính đã được khắc phục hay chưa.

khắc phục lỗi máy tính không nhận máy in

2.3 Xây dựng cổng cục bộ mới cho máy tính. 

Ngoài ra một phương pháp khác cũng khá hữu dụng trong việc khắc phục lỗi máy in không nhận máy tính đó là xây dựng một cổng cục bộ mới hay còn được gọi là tạo Local Port mới. Các bước thực hiện sẽ như sau:

Bước 1: Mở Control Panel. 

Bước 2: Tại mục View By, bạn chọn “Large Icons” và nhấp vào “Devices and Printers”. 

Bước 3: Sau đó bấm vào Add a Printer.

Bước 4: Click vào Add a Network, Wireless or Bluetooth Printer, chọn Create a New Port và tiến hành thay đổi “Type of Port” sáng “Local Port” rồi bấm “Next” để thực hiện bước tiếp theo.

Bước 5: Bấm OK sau khi bạn đã nhập địa chỉ máy in của mình vào khung.

Bước 6: Chọn “Next” khi bạn thấy hiện dòng máy in từ thư mục và tiếp tục bấm “Next” lần nữa.

Bước 8: Quá trình tạo tổng cục bộ mới cho máy tính đến bước này đã được coi là hoàn tất. Lúc này bạn hãy kiểm tra lại máy in đã nhận lệnh in tài liệu từ máy tính chưa. 

Trên đây là các bước Limosa hướng dẫn các bạn đọc cách khắc phục lỗi máy tính không nhận máy in đơn giản và thực hiện nhanh chóng nhất. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn giải đáp khác, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Limosa qua hotline 1900 2276 hoặc 0933 599 211. Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ xử lý mọi yêu cầu của khách hàng 24/7 tất cả các ngày trong tuần. 

Limosa - Đơn vị sửa chữa hàng đầu Việt Nam
Limosa – Đơn vị sửa chữa hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)