Đồng bộ hóa trên điện thoại Android là một tính năng khá quan trọng giúp các nguồn dữ liệu khác nhau được lưu giữ vào tài khoản Google cá nhân. Các dữ liệu này sẽ được bảo mật an toàn và có thể tìm ra nhanh chóng khi cần sử dụng. Nhưng nếu bạn đang gặp lỗi đồng bộ hóa trên android, hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có cách khắc phục hiệu quả nhất nhé.

Trung tâm điện lạnh limosa
Limosa tự hào là đơn vị sửa chữa Điện Lạnh – Điện Máy – Điện Tử hàng đầu tại Việt Nam

1. Kiểm tra kết nối Internet

Nếu bạn đang gặp phải lỗi đồng bộ hóa trên android, trước tiên hãy kiểm tra kết nối Internet của mình. Trong nhiều trường hợp nguyên nhân gây ra lỗi là do kết nối mạng không ổn định. Mạng không ổn định không chỉ làm cho quá trình đồng bộ hóa không thể diễn ra mà các tác vụ khác của máy như lướt web, truy cập internet cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nếu bạn đang sử dụng 3G/4G thì có thể thử chuyển sang dùng Wifi và ngược lại. Có một vài loại điện thoại chỉ cho phép đồng bộ khi sử dụng wifi. Chính vì vậy, hãy ưu tiên sử dụng wifi khi cần đồng bộ trên Android.

2. Khởi động lại máy: 

Đây là việc làm khá hiệu quả để có thể khắc phục các lỗi nhỏ thường gặp trên điện thoại. Khởi động lại máy sẽ giúp giải phóng RAM và bộ nhớ của máy. Qua đó có thể khắc phục những lỗi nhỏ gặp phải. Để tiến hành khởi động lại máy trên điện thoại Android, bạn hãy nhấn giữ nút nguồn cho đến khi màn hình hiện bảng chọn, sau đó chọn Khởi động lại (Restart) điện thoại Android của bạn.

3. Kiểm tra cài đặt ngày và giờ

Nếu ngày và giờ trên điện thoại của bạn bị cài đặt sai, đồng bộ hóa sẽ không thể tiến hành. Hãy kiểm tra lại để đảm bảo ngày giờ trên điện thoại chính xác. Nếu sai ngày giờ, hãy Vào Cài đặt > Chọn Quản lý chung > Chọn Thời gian > Hãy gạt nút tại mục Thời gian tự động để có thể tự động cài đặt thời gian.

lỗi đồng bộ hóa trên Android

4. Xóa bộ nhớ đệm của máy: 

Đôi khi, bộ nhớ đệm của máy bị đầy cũng là nguyên nhân khiến lỗi đồng bộ hóa trên Android. Bộ nhớ đệm đầy sẽ khiến cho máy hoạt động chậm chạp hơn. Giải phóng bộ nhớ sẽ giúp tình trạng được cải thiện hơn rất nhiều. Để xóa bộ nhớ đệm hãy tiến hành theo những bước như sau: Mở Cài đặt > Chọn Ứng dụng > Tìm đến Cửa hàng Google Play > Chọn mục Lưu trữ > Xóa bộ nhớ đệm.

Bạn cũng có thể tiến hành những thao tác trên với các ứng dụng như Gmail để có thể tiến hành đồng bộ hiệu quả.

5. Đồng bộ hóa thủ công: 

Bạn cũng có thể tiến hành đồng bộ hóa thủ công khi gặp lỗi đồng bộ hóa trên Android. Việc đồng bộ hóa thủ công sẽ giúp quá trình diễn ra dễ dàng hơn.

Mở ứng dụng Cài đặt > Tài khoản và Sao lưu > Chọn Tài khoản > Chọn tài khoản bạn muốn đồng bộ hóa (trong trường hợp có nhiều tài khoản trên máy) > Chọn Đồng bộ tài khoản > Chọn vào biểu tượng dấu 3 chấm phía trên bên phải > Chọn Đồng bộ bây giờ.

Hãy chờ đợi một chút để quá trình đồng bộ hóa diễn ra. Đây là cách khá hiệu quả để khắc phục lỗi đồng bộ hóa trên Android.

lỗi đồng bộ hóa trên Android

6. Kiểm tra các phiên bản cập nhật: 

Có nhiều bản cập nhật phần mềm được nhà phát hành đưa ra nhưng lại gặp phải một vài lỗi nhỏ trong quá trình sử dụng. Các bản cập nhật tiếp theo sẽ có thể vá lỗi và cải thiện hiệu năng của máy. Hãy tiến hành kiểm tra bản cập nhật mới trong phần Cài đặt của máy. Nếu có, hãy tiến hành cập nhật ngay để có thể cải thiện lỗi gặp phải ngay lập tức.

7. Khôi phục cài đặt gốc của máy: 

Việc khôi phục cài đặt gốc của máy cũng có thể giúp bạn không gặp lỗi đồng bộ hóa trên Android nữa. Máy sẽ được đưa về tình trạng như ban đầu của nhà sản xuất. Các lỗi phần mềm hay xung đột trong hệ thống cũng sẽ được khắc phục triệt để. Tuy nhiên, hãy sao lưu những dữ liệu quan trọng trước khi khôi phục để tránh bị mất nhé.

Để khôi phục cài đặt gốc hãy Vào Cài đặt > Chọn Cài đặt bổ sung > Chọn Sao lưu & đặt lại > Chọn Đặt lại về dữ liệu gốc > Chọn Đặt lại điện thoại > Chọn Tiếp theo để xác nhận khôi phục cài đặt gốc. Bạn chỉ cần chờ một chút để máy tiến hành khôi phục. 

8. Liên hệ đến các trung tâm sửa chữa: 

Nếu như bạn đã thử qua tất cả các cách kể trên nhưng lỗi đồng bộ hóa trên Android vẫn không được khắc phục. Điện thoại của bạn có thể đã gặp phải những hư hỏng bên trong hay những sự cố liên quan đến phần mềm nghiêm trọng.

Việc bạn cần làm lúc này là tìm kiếm một địa chỉ sửa chữa uy tín và mang máy đến đó để có thể được hỗ trợ nhanh chóng.

Trong trường hợp điện thoại của bạn vẫn trong thời gian bảo hành, bạn có thể đem máy đến trung tâm bảo hành để có thể tiến hành kiểm tra và sửa chữa nếu cần.

Trên đây là những cách khắc phục lỗi đồng bộ hóa trên Android. Hy vọng rằng bạn đã tìm được những thông tin hữu ích qua bài viết này. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay đến số HOTLINE 1900 2276 – 0933599211 hoặc qua website limosa.vn để được hỗ trợ tư vấn, giải đáp nhanh chóng nhé!

điện lạnh limosa
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
hotline