CPU được xem như là bộ não quan trọng của máy tính, không có nó thì đồng nghĩa với việc máy tính của bạn sẽ không thể hoạt động được. Do đó bạn nên trang bị cho mình thêm kiến thức để có thể xử lý tốt khi máy tính của bạn xảy ra sự cố hoặc bị lỗi. Và trong bài viết này, Limosa sẽ giúp bạn tìm hiểu về hiện tượng CPU chết cùng những dấu hiệu CPU chết, nguyên nhân dẫn đến CPU chết nhé.

1.  Khái niệm CPU là gì?

Trước tiên bạn cần biết CPU là gì. CPU là viết tắt của Central Processing Unit, là bộ xử lý trung tâm của máy tính, còn được gọi là bộ xử lý, bộ xử lý trung tâm, hoặc bộ vi xử lý. CPU xử lý tất cả các lệnh mà nó nhận được từ phần cứng và phần mềm chạy trên máy tính. Nếu CPU bị lỗi, máy tính sẽ từ chối làm việc.

CPU bị nóng 2

2. Dấu hiệu CPU chết

5 dấu hiệu thông thường dễ dàng nhận biết được máy tính của bạn có hiện tượng chết CPU hay không mà bạn nên lưu ý trong khi sử dụng máy tính:

  • Máy tính khởi động và tắt ngay lập tức

Khi sử dụng máy tính nếu gặp phải hiện tượng máy tính tắt ngay sau khi khởi động thì cho thấy đây có thể là một trong các biểu hiện CPU chết hoặc bị lỗi. Nguyên nhân dẫn đến lỗi này có thể là do nhiệt độ tăng một cách đột ngột ngay khi bạn khởi động máy tính. Các bo mạch chủ được trang bị bộ cảm biến nhiệt độ và ngay khi chúng phát hiện nhiệt độ CPU quá cao thì sẽ dẫn đến tình trạng máy tính bị tắt.

  • Màn hình xanh chết chóc

Màn hình xanh có lẽ là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với người dùng Windows và ai dùng máy tính chắc hẳn cũng đã ít nhiều lần gặp phải tình trạng này. Hiện nay trên các phiên bản Windows mới đã thay thế màn hình xanh đó bằng màn hình xanh đơn giản hơn. Điều khó chịu nhất ở tình trạng này đó là nhiều khi nó không hiện thị bất kỳ thông báo hay dấu hiệu, lỗi nào của máy tính cho bạn biết cả. Tuy nhiên lỗi màn hình xanh phổ biến thường là do sự cố phần cứng gây ra. Nếu CPU thực sự đã bị chết, bạn sẽ gặp lỗi System Abort.

  • Hệ thống đóng băng

Một biểu hiện CPU chết khác mà bạn cũng có thể nhận biết được đó là hệ thống đóng băng nhiều lần mà không có lý do. Khi bạn khởi động vào Windows, nhập mật khẩu và hệ thống đóng băng cho đến khi khởi động lại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi này, ví dụ như không cung cấp điện hoặc cấp điện nhưng chưa đủ và nhiều vấn đề khác nữa. Gặp phải tình huống này, bạn nên “cô lập” vấn đề cho đến khi tìm ra nguyên nhân chính xác.

  • Sự cố khởi động hệ thống

Nếu không thể khởi động máy tính mà không có bất kỳ mã chẩn đoán nào, CPU của bạn có thể đã chết. Tuy nhiên, vấn đề này có thể liên quan đến các vấn đề khác như bo mạch chủ hoặc nguồn cấp điện, thậm chí là card đồ họa. Để tìm ra nguyên nhân của vấn đề, bạn chỉ cần mở bảng điều khiển bên cạnh và xem đèn bo mạch chủ có được bật không. Nếu có hãy tháo card đồ họa và sau đó thử bật nguồn máy tính. Nếu vẫn không thể bật máy tính, bạn nên đem ra cửa hàng bảo hành nếu vẫn trong thời gian để đổi trả CPU.

  •  Quá nóng

Đây chắc hẳn là một trong những triệu chứng kinh điển của CPU lỗi và cũng là triệu chứng mà bạn có thể dễ dàng thấy nhất. Nếu thấy CPU quá nóng dẫn đến hiện tượng Throttling, có hai lý do mà bạn nên xem xét là do CPU hoặc hệ thống làm mát.

Đối với hệ thống làm mát. Bộ làm mát bằng không khí hỏng nếu bạn thấy các bộ phận khác không chuyển động. Trường hợp nếu thấy quạt vẫn hoạt động totts tức là bộ làm mát không có vấn đề gì. Tuy nhiên đối với bộ làm mát bằng chất lỏng sẽ khó chuẩn đoán hơn. Đó là lý do các chuyên gia khuyên bạn nên để bộ phận làm mát riêng khi yêu cầu khắc phục sự cố của máy tính. Nếu thấy hiện tượng quá nóng vẫn xảy ra sau khi xử lý bộ phận làm mát, điều đó có nghĩa là CPU của bạn đang gặp vấn đề.

3.  Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng CPU chết hoặc lỗi

  • Tuổi của CPU

Một máy tính từ 5 năm tuổi trở lên đã hoạt động gần như hết công suất của nó. Việc CPU bị lỗi hoặc chết là điều không thể tránh khỏi bởi tuổi thọ của máy chỉ có một giới hạn nhất định.

  • Nhiệt độ

Nhiệt độ quá cao có thể làm cho CPU lỗi hoặc chết. Điều này có thể xảy ra khi nhiệt độ phòng lên đến hơn 80 độ F và máy tính không có cơ chế làm mát bên trong hiệu quả.

  • Tăng điện đột ngột

Việc tăng điện áp đột nhiên tăng vọt lên quá cao có thể khiến CPU của máy trở nên vô dụng. Bạn nên trang bị một bộ bảo vệ tăng áp và pin dự phòng gắn vào máy tính để ngăn điều này xảy ra.

  • Ép xung

Không phải CPU nào cũng được tạo giống nhau. Bạn không thể bắt CPU lõi kép thực hiện công việc của CPU tám lõi. Ép xung CPU mang lại những lợi ích không thể phủ nhận nhưng hãy cẩn thận khi thực hiện nó. Thực hiện ép xung có nghĩa là bạn đang ép CPU làm việc quá khả năng của nó. Và như vậy không có gì ngạc nhiên khi CPU xảy ra vấn đề.

Như vậy trong bài viết này Limosa đã giới thiệu với các bạn 5 biểu hiện của hiện tượng CPU chết cũng như những nguyên nhân dẫn đến tình trạng CPU của bạn gặp vấn đề. Hãy theo dõi Limosa để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé.

🍀🍀 Quý đọc giả nếu có quan tâm đến một số dịch vụ hữu ích cần cho việc sửa chữa máy giặt của mình tại Limosa vui lòng tham khảo tại đây :

👉 Sửa máy giặt

👉 Sửa máy giặt LG

👉 Vệ sinh máy giặt

👉 Sửa máy sấy quần áo

Thông Tin Liên Hệ Limosa
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)