Điện thoại bị vô nước là một trong những nguyên nhân chính khiến cho dế yêu của bạn nhanh hư hỏng. Khi gặp phải tình huống đó, người dùng nên làm thế nào? Đừng lo, Limosa sẽ cung cấp đến bạn cách khắc phục sự cố điện thoại bị vô nước đơn giản, nhanh chóng nhất qua bài viết sau!

limosa
Limosa tự hào là đơn vị sửa chữa Điện Lạnh – Điện Máy – Điện Tử hàng đầu tại Việt Nam

1. Giải đáp thắc mắc: Điện thoại rơi xuống nước có sửa được không?

Tùy vào từng trường hợp cũng như mức độ hư hỏng khác nhau, chúng ta sẽ có câu trả lời riêng cho thắc mắc: “Điện thoại bị vô nước có sửa được không?”.

Nếu như điện thoại bị vô nước nhưng được làm khô kịp thời, đúng cách, chúng vẫn có thể được “hồi sinh”. Ngược lại, nếu dế yêu bị ngấm nước trong khoảng thời gian dài và làm khô sai cách, khả năng cao là các bạn không thể “cứu” chữa được thiết bị của mình.

Bên cạnh đó, khả năng chống nước của điện thoại cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của sự cố này.

2. Điện thoại vô nước phải làm sao? – Cách xử lý an toàn, đơn giản nhất 

Bước 1: Tắt nguồn 

Việc đầu tiên mà người dùng cần phải làm khi điện thoại rơi vào nước đó là lấy thiết bị ra và tắt nguồn ngay lập tức.

Khi tắt nguồn sẽ tránh được những trường hợp không may xảy ra. Ví dụ như nước len lỏi vào bo mạch, gây chạm và đứt mạch điện nếu điện thoại của bạn vẫn còn hoạt động. Thậm chí người dùng còn gặp phải khó khăn trong công tác sửa chữa, điện thoại lúc này chắc hẳn sẽ bị giảm chất lượng đáng kể.

Bước 2: Tháo pin, sim và thẻ nhớ của điện thoại ra

Sau đó, bạn hãy tháo nắp lưng và lấy pin điện thoại ra khỏi máy ngay lập tức. Sử dụng một chiếc khăn mềm khô để lau pin. Hãy để chúng ở nơi thoáng mát cho pin nhanh chóng khô ráo.

Nếu điện thoại của bạn là pin liền máy, hãy tháo sim và thẻ nhớ ra khỏi máy. Do thẻ nhớ và sim có kích thước nhỏ nên việc lau khô sẽ dễ dàng hơn nhiều. 

Tiếp đó, bạn có thể dùng một chiếc khăn khô mềm khác để lau cổng sạc, tai nghe và tất cả các cổng có kết nối với phụ kiện… 

Bước 3: Sử dụng gạo để hút ẩm 

Gạo có tính năng hút ẩm rất cao. Do đó, chúng sẽ giúp hút nước ra khỏi điện thoại trong khoảng một ngày, tùy vào từng trường hợp nước vào ít hay nhiều.

Hãy để cho gạo có thể phát huy hết tác dụng hút ẩm của mình trong 48 giờ đồng hồ. Nếu có thể, các bạn nên kiểm tra vài tiếng một lần. Bên cạnh đó thay đổi góc độ để đảm bảo điện thoại đã được hút ẩm toàn bộ bề mặt. Nên nhớ trong lúc này, hãy tránh nôn nóng mở nguồn để xem tình trạng điện thoại.

Bước 4: Khởi động máy

Kiểm tra lại điện thoại sau khoảng thời gian vừa hút ẩm xong, các bạn hãy sử dụng khăn bông để vệ sinh sơ qua những lỗ cắm phụ kiện, đảm bảo máy được sạch sẽ và khô ráo khi khởi động.

Nếu sau khi gắn pin, sim và thẻ nhớ vào mà điện thoại vẫn hoạt động bình thường, các bạn nên tiếp tục theo dõi tình trạng thiết bị trong vài ngày nữa để phát hiện hư hỏng nếu có.

Trong trường hợp đã gắn pin vào điện thoại nhưng máy không mở được, bạn hãy cắm sạc và kiểm tra thông báo của sạc. Ví dụ như trong lúc sạc có tiếng kêu lạ hoặc phát hiện mùi khét, bạn cần rút sạc ngay lập tức.

Điều này đồng nghĩa với việc pin của bạn đã bị hỏng, hãy thay pin mới, sau đó thử lại máy. Trường hợp đã thay pin nhưng nguồn vẫn không lên thì chắc chắn điện thoại của bạn đã bị hỏng rồi. Khi đó hãy tìm đến nơi sửa chữa điện thoại uy tín, họ sẽ giúp bạn khắc phục sự cố.

Khắc phục điện thoại bị vô nước

3. Một vài điều bạn không nên làm khi điện thoại rớt nước không lên nguồn

Hong khô thiết bị bằng máy sấy tóc: Nhiệt độ quá cao từ máy sấy lại có thể sẽ làm hư hỏng đến các linh kiện bên trong điện thoại. Thậm chí nếu điện thoại bị vào nước quá nhiều, sử dụng phương pháp này còn làm chập điện, gây nguy hiểm đến người dùng. 

Lau các cổng điện thoại bằng tăm bông một cách không cẩn thận: Hãy thật cẩn thận khi thực hiện thao tác lau các cổng của điện thoại bằng tăm bông. Bởi vì nếu thọc que thẳng vào máy, có thể các mảnh bông vụn bị thấm nước sẽ mắc kẹt lại bên trong. Từ đó gây hư hỏng đến những bộ phận khác. 

Sạc điện thoại ngay lúc đó: Các bạn tuyệt đối không được cắm sạc điện thoại ngay bởi vì điều này rất nguy hiểm khi dòng điện chạy qua mạch điện đang bị ướt.

4. Những điều cần lưu ý khi gặp phải sự cố điện thoại vô nước không lên màn hình

– Khi điện thoại rơi xuống nước không lên màn hình, bạn không nên vẩy hoặc lắc mạnh điện thoại. Điều này chỉ khiến cho nước lọt vào thiết bị sâu hơn thôi.

– Khi đặt điện thoại vào thùng gạo, các bạn không cần dùng gạo lấp lên trên. Điều này khiến cho hạt bụi trong gạo bám vào linh kiện phía trong.

Hy vọng rằng, một số chia sẻ về cách xử lý tình trạng điện thoại bị vô nước của Limosa sẽ giúp mọi người có thể tạm thời khắc phục được sự cố trên. Nếu còn thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hình thức sau:

  • Gọi đến hotline 1900 2276
  • Nhắn tin vào khung chat góc phải màn hình website Limosa.vn
  • Truy cập vào Fanpage Limosa để đặt lịch

Limosa sẽ giúp bạn giải đáp tận tình, chu đáo. Cảm ơn mọi người!

điện lạnh limosa
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)