Quá trình khi bạn cài Win ở trên máy tính thì gặp phải lỗi không thấy ổ cứng. Vậy nguyên nhân do đâu và cách xử lý khi cài Win không thấy ổ cứng như thế nào? Cùng Limosa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

Trung tâm điện lạnh limosa
Limosa tự hào là đơn vị sửa chữa Điện Lạnh – Điện Máy – Điện Tử hàng đầu tại Việt Nam

1. Nguyên nhân cài Win không thấy ổ cứng 

Trong quá trình thực hiện cài đặt Windows thì sẽ có một bước để cho bạn thấy được danh sách toàn bộ những ổ cứng, phân vùng đang sở hữu trên máy tính. Theo đó lúc này bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được một trong những ổ cứng đê để tiến hành cài Win. 

Nhưng nếu tới bước này mà bạn không thấy hiện lên danh sách nào thì bạn sẽ không thể lựa chọn được ổ cứng và sẽ không thể nào tiếp tục thực hiện được việc cài đặt Windows.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do: 

  • Mainboard mới 

Windows setup sẽ thường tải tất cả driver của các ổ cứng, tuy nhiên nếu như mainboard của bạn ra đời sau khi có bản Windows 7 thì khả năng Driver của bạn không được nạp, theo đó mà ổ cứng sẽ không thể phát hiện được. 

Bạn có thể thấy được ổ đĩa cứng ở trong thiết lập BIOS tuy nhiên Windows Setup thì lại không thể nào tìm thấy được

  • Định dạng file 

Lý do phổ biến khác khiến bạn cài Win không thấy ổ cứng đó là do định dạng file khiến ổ cứng không thể phát hiện được. Windows sẽ thường đọc định dạng NTFS, theo đó nếu như ổ cứng của bạn mới hoặc là trước đây dùng ở Mac, Linux hoặc là Ubuntu, thì có khả năng dạng tệp tin của nó không thể đọc được với Windows Setup

  • Giao diện khác nhau

Mainboard và ổ cứng sẽ được kết nối theo nhiều những cách khác nhau (điều khiển bởi Controller bo mạch chủ). Xác định cách dữ liệu đã được trao đổi đối với ổ cứng và giao diện được dùng ở trong BIOS, bao gồm là SATA/IDE, EFI/UEFI, SATA/AHCI, SATA/ ATA.

Với việc sử dụng giao thức kết nối sai thì sẽ có thể dẫn tới sự xung đột, do đó mà ổ cứng của bạn sẽ không thể bị phát hiện được bởi BIOS và bởi Windows Setup. 

Để có thể giải quyết định tình trạng cài Win không thấy ổ cứng này thì bạn hãy áp dụng thử phương pháp dưới đây để khắc phục nhé. 

ổ cứng laptop

2. Khắc phục lỗi cài Win không thấy ổ cứng 

Để có thể khắc phục được tình trạng cài Win mà không thấy ổ cứng, thì bạn có thể tham khảo theo những bước thực hiện như sau:

Bước 1: Hãy tải driver SATA về máy tính của mình, lưu ý rằng Driver sẽ có 2 phiên bản là bản 32 bit và bản 64 bit. Theo đó bạn hãy lựa chọn phiên bản tương thích với máy tính của mình. Sau đó thực hiện giải nén thư mục đã vừa tải về, lúc này bạn sẽ có được file có đuôi là .inf, chính là file Driver. Lúc này thì bạn hãy tiến hành sao chép nó vào 1 vị trí ở trên ổ cứng của máy tính của bạn. 

Đường link: https://downloadcenter.intel.com/product/55005/Intel-Rapid-Storage-Technology-Intel-RST-

Bước 2: Lúc này hộp thoại trong quá trình cài Windows hiện lên, với lỗi không thấy ổ cứng SSD khi bạn cài Win thì lúc này bạn sẽ không thấy được danh sách ổ cứng nào hiện lên. Hãy click vào nút Load Driver ở dưới góc. 

Bước 3: Lúc này một hộp thoại cảnh báo sẽ được hiện lên, bạn hãy nhấn click Cancel để có thể bỏ qua nó. 

Bước 4: Bạn tiếp tục nhấn vào nút Browse

Bước 5: Một hộp thoại lúc này sẽ hiện lên, bạn hãy click lựa chọn thư mục có chứa driver SATA mà mình đã tải ở bước 1, rồi lựa chọn OK

Bước 6: Tiến hành thêm hộp khác hiện ra, bạn hãy click OK để tiếp tục 

Bước 7: Hãy đánh dấu tích vào mục “Hide driver that are not compatible with hardware on this computer” sau đó bạn nhấn click Next.

Bước 8: Hãy click lựa chọn SATA Driver tương ứng với dòng máy tính của mình rồi nhấn click OK để hoàn tất

Bước 9: Lúc này thì bạn sẽ nhìn thấy hộp thoại cài đặt như ở bước 2 nhưng hiện đã hiển thị ổ cứng. Việc của bạn lúc này là tiếp tục cài Win như bình thường thôi. 

bad sestor

3. Khắc phục lỗi cài Win không tìm thấy ổ cứng qua chế độ Controller trong BIOS

Với phương pháp này thì sẽ giúp được nếu như BIOS của bạn không thể phát hiện được ra ổ cứng. 

Theo đó bằng cách thay đổi giao diện BIOS cũng như cơ chế trao đổi dữ liệu chính xác. Windows 7 Setup lúc này sẽ có thể tìm thấy ổ cứng của bạn. Như vậy thì bạn sẽ có tùy chọn EFI/UEFI hoặc SATA có 4 chế độ khởi động. 

Bước 1: Bạn hãy tắt máy tính của mình và khởi động lại nó

Bước 2: Nhấn F2 hoặc F10 để tiến hành khởi động vào BIOS

Bước 3: Bạn đi tới mục Advance, và cuộn xuống phần SATA Mode

Bước 4: Bạn hãy nhấn Enter rồi lựa chọn chế độ, đi tới mục Exit và thoát ra sau khi đã lưu lại thay đổi. Tiến hành khởi động lại cũng như kiểm tra nếu như ổ cứng HDD của bạn được phát hiện bởi BIOS. Lặp lại quá trình cho tới khi được phát hiện. 

Mainboard UEFI sẽ có thể không có tùy chọn này bởi nó chỉ là 1 loại giao thức Controller. Phương pháp này cũng như tùy chọn chế độ Controller sẽ có thể khác nhau cho các loại máy tính khác nhau. 

Bài viết trên đây Limosa đã chia sẻ tới bạn về cách xử lý khi cài Win không thấy ổ cứng đơn giản. Nếu như còn thắc mắc, hãy để lại bình luận dưới bài viết Limosa sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn. 

điện lạnh limosa
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)