Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa.
Slow Motion là một chức năng quan trọng trong kỹ thuật dựng phim. Cách tạo hiệu ứng Slow Motion trong Premiere như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa nhé.
MỤC LỤC
- 1. Slow Motion và những điều bạn cần biết
- 2. Hướng dẫn cách tạo hiệu ứng Slow Motion trong Premiere
- 2.1 Tạo hiệu ứng Slow Motion bằng cách thay đổi số Frame của Video
- 2.2 Cách tạo hiệu ứng Slow Motion trong Premiere bằng công cụ Rate Stretch Tool R
- 2.3 Cách tạo hiệu ứng Slow Motion trong Premiere bằng tùy chọn Speed/Duration
- 2.4 Sử dụng Time Remapping (Speed) để tạo hiệu ứng Slow Motion trong Premiere
1. Slow Motion và những điều bạn cần biết
Slow Motion có nghĩa là sự chuyển động chậm. Trong ngành phim ảnh Slow Motion được hiểu là chiếu lại một đoạn phim với tốc độ chậm. Mục đích là nhằm tạo hiệu ứng theo ý đồ của người biên tập video.
Một lưu ý quan trọng là: Nếu bạn muốn dựng một video Slow Motion thì số Frame Rate (số khung hình trên một giây) khi quay cần phải cao hơn số Frame Rate video lúc edit.
Ví dụ để bạn dễ hiểu: Bạn muốn xuất một video có Frame Rate là 24fps. Bạn muốn giảm tốc độ xuống còn 50% ở đoạn Slow Motion. Thì bạn cần số Frame Rate lúc quay theo lý thuyết phải đủ là 24fps x 2 = 48fps.
Tuy vậy, bạn vẫn sử dụng Slow Motion được nếu không quay được một video 48fps. Thế nhưng, video của bạn sau khi xuất ra sẽ có cảm giác bị giật và không được mượt so với đủ frame.
Các tốc độ khung hình phổ biến trên camera máy quay và smartphone hiện nay là 30fps, 60fps, 120fps và 960 fps. Để tối ưu chất lượng video cũng như dễ dàng trong việc chỉnh sửa hậu kỳ thì bạn nên quay video ở 60fps.
2. Hướng dẫn cách tạo hiệu ứng Slow Motion trong Premiere
2.1 Tạo hiệu ứng Slow Motion bằng cách thay đổi số Frame của Video
Để có thể tạo hiệu ứng Slow Motion bằng cách thức này, bạn cần phải có số Frame Rate gốc lúc quay video cao hơn so với số video dựng.
Ví dụ bạn đang có một video 50fps và bạn muốn xuất một video 24fps. Thì sau khi Import video vào trong Project. Điều bạn cần làm là click chuột phải vào video muốn áp dụng tốc độ chậm, chọn hiệu ứng Slow Motion. Sau đó bạn chọn tiếp Modify, chọn đến Interpret Footage.
Trên trang giao diện Interpret Footage, bạn chọn vào “Assume this frame rate”, sau đó bạn điền số 24 vào. Hành động này có ý nghĩa là video gốc đang 50fps sẽ được giảm xuống chỉ còn 24fps.
Tiếp theo bạn kéo video vừa được thay đổi Frame Rate vào trong timeline của Premiere. Lúc này đây, tốc độ video của bạn đã được giảm xuống khoảng 50% so với video gốc.
2.2 Cách tạo hiệu ứng Slow Motion trong Premiere bằng công cụ Rate Stretch Tool R
Với công cụ Rate Stretch Tool R, bạn có thể tùy biến tốc độ nhanh chậm khác nhau cho video của bạn chứ không chỉ là Slow Motion. Đồng thời, bạn cũng không cần thay đổi Frame Rate theo như cách trên.
Sau khi bạn kéo video gốc vào trong timeline, thì click tiếp chuột trái vào công cụ Ripple Edit Tool. Bạn click đến khi danh sách các công cụ phụ hiện ra. Tiếp theo, bạn chọn Rate Stretch Tool. Hoặc đơn giản hơn là bạn chỉ cần ấn phím tắt R.
Bước kế tiếp bạn cần để chuột vào phần đuôi video và tiến hành kéo về phía bên phải (nếu bạn muốn giảm tốc độ của video – Slow Motion). Ngược lại, bạn cần kéo về bên trái nếu như muốn tăng tốc độ của video (Fast Forward).
2.3 Cách tạo hiệu ứng Slow Motion trong Premiere bằng tùy chọn Speed/Duration
Bạn click phải chuột vào đoạn video muốn tạo hiệu ứng Slow Motion, bạn chọn tiếp đến Speed/Duration từ menu.
Ở giao diện Speed/Duration, bạn điền vào tốc độ mà mình muốn thay đổi cho video. Chỉ số này được tính theo đơn vị là %, tức là tốc độ càng cao thì video diễn biến càng nhanh. Nếu như bạn muốn tạo hiệu ứng chậm – Slow Motion cho video thì bạn cần nhập số bé hơn 100%.
2.4 Sử dụng Time Remapping (Speed) để tạo hiệu ứng Slow Motion trong Premiere
Bạn áp dụng phương pháp này theo các bước đơn giản như sau:
Bước 1: Bạn click chuột phải vào video, sau đó chọn tiếp Show Clip Keyframes. Kế đến bạn chọn Time Remapping. Chọn tiếp vào Speed.
Bước 2: Tại phần video, bạn đưa con trỏ chuột vào vị trí đầu của video. Đồng thời, bạn giữ nút Alt và lăn chuột lên phần trên để có thể mở rộng phần Time Remapping. Sau khi mở rộng xong thì bạn giữ tiếp nút Ctrl, chọn vào điểm đầu và điểm cuối của đoạn video mà bạn muốn áp dụng Slow Motion.
Bước 3: Tiến hành tăng giảm tốc độ đoạn video. Bạn đưa chuột vào đoạn video muốn edit, nơi mà con trỏ chuột hiện lên mũi tên 2 chiều. Bạn kéo xuống nếu như muốn giảm tốc độ video, hoặc kéo lên nếu cần tăng tốc độ video.
Bước 4: Tạo chuyển tiếp tốc độ ở giữa 2 đoạn video. Điều đặc biệt ở cách thức này chính là bạn có thể áp dụng được hiệu ứng Slow Motion, kiểu tốc độ giảm dần hoặc tăng dần bằng phương pháp để cho con trỏ chuột vào vị trí ngay điểm mốc và kéo sang bên trái hoặc phải.
Bước 5: Tạo độ mượt mà cho những đoạn chuyển tiếp tốc độ. Để có thể tạo được độ mượt cho những phần chuyển tiếp tốc độ giữa các video, bạn cần click đúp vào ngay điểm mốc, trên một thanh điều chỉnh có 2 điểm neo sẽ xuất hiện.
Bạn tiến hành kéo 2 điểm neo này sao cho đoạn chuyển tiếp có một độ cong vừa phải. Như thế thì tốc độ đoạn chuyển tiếp sẽ trở nên mượt mà hơn rất nhiều.
Trên đây là các cách tạo hiệu ứng Slow Motion trong Premiere giúp bạn thuận tiện hơn trong công việc xây dựng video. Hy vọng bài viết này từ Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa sẽ hữu ích. Nếu như bạn cần thêm sự hỗ trợ nào khác từ trung tâm, xin mời gọi đến số HOTLINE 1900 2276.