Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa.

Tủ điện công nghiệp là một thiết bị có chức năng quan trọng và được sử dụng phổ biến ở các công trình lớn. Với kích cỡ lớn và các bộ phận bên trong phức tạp thì việc lắp đặt tủ điện công nghiệp là một quá trình đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cũng như hiểu biết sâu. Bạn hãy tham khảo ngay bài viết của Limosa tổng hợp các thông tin cần thiết về hướng dẫn cách lắp tủ điện công nghiệp

Trung tâm sửa chữa điện lạnh - điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Quy trình cách lắp tủ điện công nghiệp một cách hiệu quả nhất 

Để có thể tránh được tối đa các sai sót trong quá trình lắp đặt thì quý khách hàng hãy tham khảo các bước hướng dẫn lắp tủ điện công nghiệp một cách cụ thể nhất ở dưới đây:

Bước 1: Tìm hiểu về phương án lắp đặt và cân nhắc các đặc điểm của vị trí lắp đặt tủ điện công nghiệp 

Để có thể đảm bảo được sự an toàn và hiệu quả khi lắp đặt tủ điện công nghiệp thì quý khách hàng nên có một kế hoạch lắp đặt cụ thể. Trong kế hoạch đó bao gồm phương án lắp đặt, phân tích chi tiết các thông số kỹ thuật. Làm như vậy thì sẽ giúp cho quý khách hàng tránh được tình trạng gặp phải sai sót trong quá trình lắp đặt tủ điện công nghiệp. Đồng thời sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí lắp đặt tủ điện công nghiệp. 

Bước 2: Lên bản vẽ thiết kế của tủ điện công nghiệp 

Do những công trình lớn có cấu tạo phức tạp nên việc lắp đặt tủ điện công nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, bản vẽ thiết kế tủ điện công nghiệp là thứ vô cùng cần thiết để quá trình lắp đặt trở nên dễ dàng và được tối ưu hoá hơn. Trong bản vẽ thiết kế lắp đặt tủ điện công nghiệp cần bao gồm các thông tin cơ bản về vị trí lắp đặt cũng như các chức năng tương ứng để lựa chọn tủ điện công nghiệp thích hợp nhất. 

Bước 3: Cách lắp tủ điện công nghiệp 

Sau khi đã có phương án lắp đặt cụ thể thì tiến đến bước đó là lắp ráp tủ điện công nghiệp. Việc lắp ráp tủ điện công nghiệp cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây để đảm bảo được tối ưu diện tích, tiết kiệm và tính thẩm mỹ cao: 

  • Các công tắc, các nút điều khiển các thông số kỹ thuật nói chung nằm ở bên dưới. Và các nút bấm này sẽ được bố trí thành hàng với nhau để tiện trong việc người sử dụng thao tác điều chỉnh các thông số kỹ thuật.
  • Với vị trí ở trên cùng sẽ thiết kế đặt các thiết bị như đồng hồ hiển thị, đèn báo nguồn, đồng hồ đo áp suất.

Bước 4: Bố trí, sắp xếp các thiết bị đặt trong tủ điện công nghiệp  

Để thuận tiện trong việc lắp đặt cũng như sử dụng thì, người ta thường chia chúng thành các nhóm chức năng như sau:

  • Các nhóm liên quan tới bộ dụng cụ điện như aptomat tổng, contactor đóng ngắt mạch hay khởi động từ sẽ được bố trí trên cùng một hàng ngang hoặc dọc và đặt ở vị trí dưới cùng. 
  • Các thiết bị có chức năng điều khiển như cảm biến, rơle trung gian, bộ điều khiển, rơle bảo vệ, … sẽ được lắp đặt ở các góc trên và lắp ghép gần với nhau để tiện cho người sử dụng thao tác điều khiển.
  • Aptomat tổng sẽ được bố trí ở vị trí trung tâm vì với vị trí này sẽ giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng thao tác và sử dụng. 
  • Cầu đấu sẽ được đặt ở vị trí dưới cùng nhằm để tiết kiệm dây nối.

Quý khách hàng đã có thể có những thông tin cũng như kiến thức liên quan tới hướng dẫn lắp tủ điện công nghiệp một cách khoa học và hiệu quả nhất.

Nếu quý khách đang có nhu cầu sửa tủ điện công nghiệp, quý khách có thể tham khảo bảng giá sửa tủ điện công nghiệp tại đây hoặc liên hệ tới Limosa qua HOTLINE 1900 2276 để được tư vấn và báo giá chi tiết dịch vụ!

Bước 5: Đấu tủ điện công nghiệp 

  • Tiến hành đo và cắt dây điều khiển có độ dài thích hợp và thường sẽ để dư ra để tránh tình trạng bị căng trong quá trình quấn dây.
  • Quý khách hàng nên phân biệt các đầu dây nối bằng cách dán nhãn vào từng dây điện điều khiển. Điều này sẽ giúp cho người sử dụng thuận tiện trong việc sử dụng, khâu kiểm tra cũng như bảo trì. 
  • Đối với các dây truyền thông, dây dẫn encoder và dây tín hiệu có đặc điểm là độ nhạy hình cao thì cần được bảo quản cẩn thận bằng cách bọc để tránh dẫn đến tình trạng gây nhiễu. 
  • Các dây dẫn phải được thiết kế cụ thể, một cách khoa học và logic để khi kết nối với nhau để tránh bị rối và gây nhầm lẫn cho người sử dụng.
  • Kỹ thuật viên lưu ý khi đấu dây thì nên thực hiện nối mạch động lực trước và sau là đến các dây điều khiển. Và đặc biệt lưu ý rằng dây mạch lực và dây điều khiển cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định theo đúng khuyến cáo của chuyên gia trong ngành và được nối vuông góc với nhau. 
  • Để đảm bảo được sự an toàn và hiệu quả thì kỹ thuật viên trước khi đấu dây cho tủ điện, cần kiểm tra lại kỹ càng một lượt toàn bộ hệ thống. Điều này sẽ giúp cho kịp thời phát hiện và khắc phục các lỗi chạy tải không đáng có. 

Bước 6: Chạy thử và kiểm tra tủ điện 

Đây là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo được rằng tất cả các bước làm trên có thể diễn ra theo đúng kế hoạch. Chính vì vậy, kỹ thuật viên cần thực hiện đầy đủ và kỹ lưỡng bước này để đảm bảo không có bất kỳ sai sót nào xảy ra trong quá trình sử dụng lâu dài về sau. Đây cũng là bước cuối cùng trong cách lắp tủ điện công nghiệp.

Bài viết phân tích một cách cụ thể và đầy đủ nhất của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa về cách lắp tủ điện công nghiệp. Trong trường hợp xuất hiện hư hỏng cũng như còn thắc mắc thì quý khách hàng hãy liên hệ tới HOTLINE 1900 2276 để được bộ phận nhân viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi tư vấn cụ thể hơn.

Limosa - Đơn vị sửa chữa hàng đầu Việt Nam
Limosa – Đơn vị sửa chữa hàng đầu Việt Nam
5/5 - (1 bình chọn)
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)