Không có quá nhiều gia đình Việt Nam ưa chuộng máy sấy, thường các bạn chỉ thấy xuất hiện ở các tiệm giặt ủi. Tuy nhiên với nhịp sống hối hả như hiện nay thì nhu cầu sử dụng máy sấy của các gia đình ngày càng nhiều. Máy sấy sẽ giúp bạn vừa có quần áo sạch khô, thơm mát, vừa tiết kiệm thời gian phơi đồ và công sức. Vì thế sau đây, Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa sẽ gửi đến các bạn bài viết chi tiết cách chọn máy sấy quần áo.

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Giá thành của từng loại máy sấy

Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng máy sấy khác nhau, tùy theo nhu cầu sử dụng mà cách chọn máy sấy quần áo phù hợp với túi tiền của gia đình.

1.1. Máy sấy dạng túi tròn

Máy sấy dạng túi tròn có thiết kế nhỏ gọn, hình dáng giống như một chiếc giá treo phơi quần áo có hệ thống sấy quần áo và rất dễ lắp đặt. Loại này thường có giá thành rẻ chỉ từ 400.000đ đến 1,4 triệu đồng, nhược điểm là một lần chỉ sấy được một lượng nhỏ quần áo (tối đa 10 kg – tùy vào từng dòng máy), các thanh nhôm phơi đồ thường rỗng rất dễ gãy và thời gian sấy lâu hơn các dòng máy sấy chuyên dụng.

1.2. Máy sấy dạng tủ

Đây là dạng máy sấy có dạng hình một chiếc tủ bằng vải, có hệ thống sấy đối lưu bên trong giúp quần áo nhanh khô, máy sấy dạng tủ cũng rất đơn giản trong việc lắp đặt. Dưới chân tủ thường có bánh xe giúp máy dễ dàng thay đổi vị trí, khối lượng sấy cho phép trong một lần lên đến 15 kg – tùy vào từng dòng máy, giá thành cũng tương tối rẻ từ 1 đến 2 triệu đồng. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng máy này là có thời gian sấy lâu, quần áo phải được vắt khô nếu không nước nhỏ giọt xuống mô tơ sấy dễ gây chập điện, độ bền của máy không cao và khá tốn điện năng.

1.3. Máy sấy dạng cửa ngang chuyên dụng

Loại máy sấy này có hình dạng máy giặt cửa ngang, dựa vào cơ chế hoạt động có thể chia làm 3 loại nữa là máy sấy ngưng tụ, máy sấy thông hơi (thổi khí) và máy sấy bơm nhiệt.

– Máy sấy thông hơi (thổi khí)

Dòng máy sấy thông hơi có cơ chế hoạt động làm cho hơi nước thoát trực tiếp ra ngoài thông qua ống thông hơi. Giá của dòng máy sấy từ 7 – 10 triệu đồng, tiết kiệm điện hơn và thời sử dụng sẽ lâu hơn máy sấy dạng tủ. Nhược điểm của dòng máy sấy này là bạn cần trang bị thêm một ống thông hơi nên không gian lắp đặt cần rỗng rãi và nguy cơ bị bỏng cao (nhất là đối với trẻ em và vật nuôi) nên bạn phải chú ý.

– Máy sấy ngưng tụ

Máy có thiết kế nhỏ gọn, linh động và không cần phải lắp thêm ống thông hơi, có thể đặt máy ở bất kỳ vị trí mà bạn muốn.  Sau khi sấy xong, hơi nước từ quần áo sẽ ngưng tụ lại thành nước rồi chảy xuống một thùng chứa, bạn phải thường xuyên đổ nước thải này đi. Nhưng giá thanh của thiết bị khá cao thường từ 10 triệu đồng trở lên, sữa chửa khó khăn và chi phí cũng đắt đỏ.

– Máy sấy bơm nhiệt

Máy sấy bơm nhiệt có cơ chế hoạt động giống với máy sấy ngưng tụ nhưng sấy khô quần áo bằng cách thức bơm nhiệt, không cần phải lắp thêm ống thông hơi. Lượng điện năng máy tiêu thụ tốt nhất so với các dòng máy sấy khác nhưng lại có giá thánh rất cao.

Giá thành của từng loại máy sấy

2. Khối lượng sấy cho phép

Một trong những điều bạn cần phải cân nhắc khi mua máy sấy mới ngoài chi phí còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng. Một gia đình đông thành viên sẽ cần một máy sấy công suất lớn hơn, trong khi người sống một mình trong một căn chung cư nhỏ có lẽ chỉ cần máy có khối lượng sấy là 4 kg. Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây để có được một chiếc máy sấy phù hợp nhất cho gia đình:

– Nếu bạn đang sống một mình hoặc có 2 người thì có thể sử dụng máy sấy khoảng: 4 – 5kg

– Nếu gia đình bạn có số thành viên là 3-4 người thì có thể sử dụng máy sấy khoảng: 5 – 7kg

– Nếu gia đình bạn có số thành viên là 4 người trở lên thì có thể sử dụng máy sấy khoảng: 7kg trở lên

Khối lượng sấy cho phép

3. Tiết kiệm điện năng

Các dòng máy sấy có công suất từ 1800 đến 5000W và máy hoạt động từ 20-80 phút nên mức tiêu thụ điện năng là khá cao. Bạn cần phải cân nhắc điều này trước khi quyết định mua máy sấy. Để giảm chi phí điện năng tiêu thụ bạn có thể chọn các dòng máy tích hợp công nghệ tiết kiệm – Inverter hiện đại. Hoặc bạn chọn dòng máy bơm nhiệt, có khả năng tiết kiệm điện năng tối ưu.

4. Các chức năng của máy sấy

Chức năng chính của máy sấy làm khô quần áo, không cần phải phơi dưới ánh nắng mặt trời, có thể sử dụng quần áo ngay sau khi sấy xong. Hầu như các máy sấy đều có các chương trình sấy khô tự động và chương trình sấy với thời gian, nhiệt độ phù hợp cho các loại vải khác nhau. Hoặc bạn có thể chọn chế độ sấy khô một phần (damp dry), làm thẳng quần áo (dewrinkle) và tính năng hẹn giờ sấy giúp chủ động thời gian. Với chế độ diệt khuẩn của máy sấy bạn có thể an tâm quần áo luôn sạch sẽ và an toàn. Một số dòng máy hiện đại còn có chức năng chống nhăn giúp hạn chế tối nếp nhăn trên quần áo.

5. Máy sấy làm hư hại quần áo

Đây là suy nghĩ sai lầm, quần áo chỉ bị hư hỏng khi bạn sử dụng máy sấy không đúng cách. Khi cách chọn máy sấy quần áo và sử dụng máy bạn cần lưu ý tốc độ vòng quay, nhiệt độ và các chương trình sấy để có lựa chọn phù hợp nhất cho từng loại quần áo. Lựa chọn mua máy sấy thì bạn cũng phải qua tâm đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ vòng quay và các chương trình sấy thích hợp với nhu cầu của bạn và gia đình.

Ngoài ra, trên thị trường có dòng máy giặt tích hợp chức năng sấy khá tiện lợi nhưng giá thành để sở hữu sản phầm này rất cao, điện năng tiệu thụ cũng cao hơn nhiều nên bạn cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn mua.

Trên đây là toàn bộ cách chọn máy sấy quần áo. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi đến HOTLINE 1900 2276 của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa để được hỗ trợ.

Trung tâm sửa chữa Limosa
Trung tâm sửa chữa Limosa
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)