Dù đều là hệ thống nhớ nhưng bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài lại hoàn toàn khác nhau. Vậy bộ nhớ ngoài của máy tính là gì? Có chức năng gì? Gồm thiết bị nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Limosa.vn để biết đáp án!

Trung tâm điện lạnh limosa
Limosa tự hào là đơn vị sửa chữa Điện Lạnh – Điện Máy – Điện Tử hàng đầu tại Việt Nam

1. Bộ nhớ ngoài của máy tính là gì?

    Bộ nhớ ngoài (Secondary memory) còn được hiểu là bộ nhớ thứ cấp. Đây là thiết bị lưu trữ cắm ngoài riêng biệt như: ổ đĩa cứng thể rắn, đĩa CD/DVD, thẻ nhớ, USB,.. 

    Trái với bộ nhớ trong, bộ nhớ thứ cấp dùng để lưu trữ các thông tin lâu dài và hoàn toàn không bị biến mất khi máy sập nguồn. Những thiết bị bộ nhớ ngoài có thể gắn và gỡ ra khỏi máy tính vô cùng dễ dàng.

2. Chức năng của bộ nhớ ngoài máy tính

Bộ nhớ ngoài của máy tính gồm có những chức năng sau đây:

  • Cho phép lưu trữ thông tin, dữ liệu của máy tính vĩnh viễn mà không bị biến mật.
  • Vì dù có thể mang đi bất kỳ đâu, bộ nhớ ngoài sẽ cho phép bạn có thể lưu trữ thông tin rộng với các máy tính và thiết bị khác.
  • Với các dữ liệu cần lưu trữ tạm thời, chưa được dùng tới ở bộ nhớ trong sẽ được chuyển sang ổ cứng giúp giảm bớt gánh nặng cho RAM.
  • Giúp máy máy tính có thể hoạt động ổn định hơn, tránh tình trạng đầy bộ nhớ và giật lag.
bộ nhớ ngoài của máy tính

3. Thiết bị nào là bộ nhớ ngoài của máy tính?

3,1 Bộ nhớ từ

Bộ nhớ từ là các đĩa từ ở dưới dạng chip hoặc dạng thẻ. Bộ nhớ từ được chia ra thành 2 loại chính:

  • Đĩa mềm:

   Với hình dạng tròn và mềm tựa băng từ, đĩa mềm được xem là phương tiện lưu trữ từ tính. Đĩa mềm có 2 bề mặt đều có chức năng lưu trữ và ghi lại thông tin. 

   Ngoài ra, thiết bị này còn được sử dụng chủ yếu cho việc phân phối các phần mềm và toàn bộ dữ liệu máy tính. Có cấu tạo phần giống các ổ đĩa cứng nhưng mọi chi tiết bên trong đều có những yêu cầu thấp hơn.

  • Đĩa cứng:

    Là thành phần đĩa được gắn sẵn ở trong ổ cứng và cấu trúc vô cùng phức tạp. Cách định vị thông tin của loại đĩa này có nét tương đồng so với đĩa mềm. Ngoài ra, đĩa cứng còn có thể đọc ghi với tốc độ khá nhanh (5400 – 7200 vòng/phút).

    Đĩa cứng được phân thành 2 loại chính: SSD và HDD. Tuy nhiên đĩa SSD được sử dụng phổ biến hơn bởi tốc độ xử lý dữ liệu, thông tin nhanh hơn.

3,2 Bộ nhớ quang

    Bộ nhớ quang được cấu tạo bởi nhựa dẻo và có tính phản quang. Các loại đĩa quang phổ biến không thể không kể đến đĩa DVD và đĩa CD. 

    Bộ nhớ quang ghi thông tin bằng cách cho tia laze chiếu trực tiếp vào bề mặt của đĩa và phản xạ ánh sáng lại trên đầu thu. Cuối cùng, ánh sáng đó được giải mã thành tín hiệu. Khác với các loại đĩa đọc khác, đĩa quang không thể trao đổi dữ liệu độc lập. Nếu muốn truyền dữ liệu, bộ nhớ quang buộc phải giao tiếp với máy tính và nhận lệnh điều khiển từ máy tính.

3,3 Thiết bị nhớ flash (USB)

  Thiết bị nhớ flash hay còn được gọi là USB. Nó có hình dạng nhỏ gọn và có thể mang đi bất cứ nơi đâu vô cùng tiện lợi. Để sử dụng thiết bị nhớ flash bạn cần cắm ổ đĩa này vào cổng USB ở trên máy tính hoặc laptop.

  Sau khi cắm vào máy tính, laptop giao diện máy tính sẽ xuất hiện thông báo được dữ liệu đã được chèn vào và nội dung ổ đĩa. Cuối cùng, dữ liệu bạn cần truyền sẽ xuất hiện trên màn hình tương tự như những ổ đĩa khác trên máy tính. 

bộ nhớ ngoài của máy tính

4. Có nên mua ổ cứng gắn ngoài để lưu trữ?

*Ưu điểm:

  • Dung lượng không bị giới hạn, ngoài ra bạn có thể mang đi bất kỳ nơi đâu.
  • Nếu bạn lưu trữ rất nhiều tập tin lớn như hình ảnh có độ phân giải cao, video clip, bộ nhớ ngoài sẽ chia sẻ gánh nặng cho bộ nhớ trong.

*Nhược điểm:

  • Bất tiện khi luôn phải đem theo mình, mất quyền truy cập khi bạn đang di chuyển.
  • Giá thành của các ổ cứng ngoài khá cao.

5. Nên lựa chọn ổ cứng bộ nhớ ngoài như thế nào?

Trên thị trường hiện nay thường phân phối 2 loại ổ cứng phổ biến là: HDD và SSD. 

  • Với ổ SSD: Có khả năng hoạt động ổn định, không giật lag, tốc độ đọc, ghi vô cùng nhanh chóng và mượt mà. Phù hợp cho những đối tượng cần tốc độ xử lý dữ liệu công việc cao, làm việc trong lĩnh vực đồ họa, lập trình viên, kỹ sư,..
  • Với ổ HDD: Giá thành rẻ hơn với SSD, phù hợp cho những đối tượng không yêu cầu đồ họa, cấu hình quá cao. Ngoài ra, bạn cũng cần một ổ để download nhiều lượng lớn dữ liệu, máy tính sử dụng phổ thông.

Nếu bạn muốn tiết kiệm hoặc đơn giản là không đủ kinh phí thì hoàn toàn có thể mua ổ HDD trước và sau đó mua thêm ổ SSD khi có điều kiện.

Limosa hi vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bộ nhớ ngoài của máy tính.  Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 2276 để được tư vấn viên Limosa hỗ trợ kịp thời. Xin chào và hẹn gặp lại quý bạn đọc ở những bài chia sẻ lần sau trên website Limosa.vn nhé!

điện lạnh limosa
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)