Bếp từ là vật dụng thiết yếu sử dụng trong nhiều gia đình Việt. Một lỗi của bếp rất nhiều chị em đang gặp phải ngay cả khi đã sử dụng bộ nồi dành riêng cho bếp từ, có đáy nhiễm từ đã được thử bằng nam châm đó là bếp từ không nhận nồi. Vậy nguyên nhân bếp từ không nhận nồi là gì? Cách khắc phục bếp từ không nhận nồi ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây:

Hãy cùng Limosa tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản hay gặp phải khiến bếp từ nhà bạn không nhận nồi và các cách sửa bếp từ không nhận nồi nhé. 

limosa
Limosa tự hào là đơn vị sửa chữa Điện Lạnh – Điện Máy – Điện Tử hàng đầu tại Việt Nam

1. Chất liệu của nồi nấu:

Nguyên nhân: Chất liệu của nồi nấu không phù hợp:

  • Chắc hẳn các chị em nội trợ và người tiêu dùng đều đã được tư vấn về bộ nồi dành cho bếp từ khi mua và sử dụng bếp từ rồi phải không?
  • Các loại nồi có đáy nhiễm từ, là nồi inox cao cấp, men sắt, thép không gỉ có thể được sử dụng cho bếp từ. Đặc biệt, các loại nồi có chất liệu từ inox phải đảm bảo chất liệu inox 430 hoặc đáy có lớp inox 430. Nguyên liệu khác có thể sử dụng bếp từ để nấu nướng là các bộ nồi, chảo bằng gang tráng men, trong thành phần của gang chứa lượng sắt nhỏ, có từ tính, có thể sử dụng cho Bếp từ. 
  • Các loại nồi không thể được sử dụng nấu nướng trên bếp từ là nồi nhôm, nồi thủy tinh, nồi đất… bởi nó có hiệu suất sinh nhiệt thấp. Vì thế, nguyên nhân gây hư hỏng bếp có thể do chất liệu xoong nồi bạn đang sử dụng không tương thích với bếp từ. Làm bếp điện từ không nhận nồi.  

Khắc phục: 

  • Chọn loại nồi có đáy nhiễm từ là cách đơn giản nhất. Cách khác, bạn hãy dùng nam châm để kiểm tra bộ nồi bạn đang sử dụng có phù hợp không. Chiếc nồi bạn có thể sử dụng được cho bếp từ là chiếc nồi có đáy hút chặt cục nam châm 
  • Tuy nhiên, bạn cần phải có biện pháp khác để khắc phục nếu nam châm và đáy nồi không hút nhau. Bạn có thể lựa chọn cách thay mới bộ nồi có đáy nhiễm từ hoặc chỉ cần đặt đĩa chuyển nhiệt giữa đáy nồi và vùng nấu là bạn có thể nấu ăn hoàn toàn bình thường.
  • Nhận biết bằng các ký hiệu nồi dùng cho bếp từ cũng là cách tốt để lựa chọn loại nồi phù hợp cho bếp từ. Nếu bạn thấy, dòng chữ ký kiệu Induction hoặc ký hiệu từ trường thì đây chính là bộ nồi dành riêng cho bếp từ.
bếp từ không nhận nồi

2. Vị trí đặt của nồi nấu

  • Nguyên nhân phổ biến nhất là bạn đã đặt sai vị trí của nồi nấu. Bếp sẽ không nhận được nồi và sẽ xuất hiện trường hợp bếp từ báo lỗi không nhận nồi nếu bạn đặt phần đáy nồi lệch hẳn với vị trí của vùng nấu.
  • Cách khắc phục: Đặt đúng vị trí nồi là cách đơn giản khiến bếp hoạt động bình thường.

3. Do đáy nồi không bằng phẳng 

  • Nguyên nhân: đáy nồi không bằng phẳng 

Ngoài việc quan tâm đến chất liệu xoong nồi, nếu bạn sử dụng nồi có đáy không bằng phẳng, đáy lồi lõm, cong vênh, có thể xuất hiện tình trạng bếp từ lúc nhận nồi lúc không. 

  • Cách khắc phục: 

Bếp từ chỉ nhận và làm nóng với các đáy nồi bằng phẳng, có kích thước trên 10cm. Bếp từ không nhận nồi nhỏ, nếu kích thước nồi từ quá nhỏ, nhỏ hơn 10cm bếp từ sẽ không nhận.

sửa lỗi bếp từ

4. Do công suất điện của bếp từ

  • Nguyên nhân: Mỗi loại bếp từ hoặc thương hiệu bếp từ đều có thiết kế công suất điện phù hợp là khác nhau khi thiết kế nên sản phẩm. Bếp từ Việt Nam có mức công suất nấu ăn khác bếp từ Nhập khẩu. Mỗi thương hiệu bếp cũng vậy. Bếp sẽ có mức công suất và tần số khác nhau tùy theo nguồn điện, hiệu điện thế.
  • Cách Khắc Phục: Bạn có thể thử tăng mức công suất nấu thử xem bếp có cải thiện gì không để sửa bếp từ không nhận nồi. Hơn nữa, bạn cũng nên tìm hiểu trước hiệu suất bếp từ khi mua bếp từ. Chọn các dòng sản phẩm bếp từ phù hợp với công suất nấu ăn, phù hợp với hiệu điện thế của Việt Nam để hạn chế tốt nhất lỗi bếp từ không nhận nồi.

5. Cảm biến hoặc IC của bếp bị hư hỏng

  • Nguyên nhân: Do IC của bếp hoặc cảm biến bị hư hỏng

Bếp từ của bạn có thể đã bị hư, hỏng bộ phận cảm biến hoặc IC điện trong trường hợp bạn đã kiểm tra bếp từ không nhận nồi nhưng không phải do các lỗi kể trên.

  • Khắc phục: Thay và sửa cảm biến hoặc IC của bếp từ là cách sửa bếp từ không nhận nồi đơn giản nhất trong trường hợp này. Tuy nhiên, bạn cần tránh tự ý, thay sửa hay tháo dỡ các linh kiện hay bộ phận của bếp từ. Điều này nên được thực hiện bởi các chuyên gia hoặc kỹ thuật viên để có cách xử lý 1 cách tốt nhất.

Tháo bếp và kiểm tra bo mạch:

  • Cần kiểm tra tụ 0,33 mf, tụ 5mf xem có bị khô hay không.
  • Cần kiểm tra cặp trấn driver cho con công xuất IGBT xem còn sống hay chết.
  • Cần kiểm tra trở lấy mẫu về cho vi xử lý
  • Cần kiểm tra lại độ hở giữa cuộn dây cảm ứng và đáy nồi. Nếu cuộn dây đặt nghiêng sẽ tạo ra khe hở lớn nên bếp báo không nhận dạng nồi và tắt.
  • Cần kiểm tra IC 
  • Cần kiểm tra cặp cảm biến dưới lưng IGBT và trên mâm từ.

| Xem thêm bài viết:

Trường hợp bạn vẫn chưa sửa được bếp từ mặc dù đã kiểm tra tất cả các các linh kiện trên đã thay thế, hãy liên hệ với Limosa qua Hotline 1900 2276. Thợ sửa bếp từ tại nhà dày dặn kinh nghiệm của Limosa sẽ đến kiểm tra và tiến hành khắc phục hư hỏng trên bếp của gia đình bạn một cách tốt nhất.

điện lạnh limosa
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)