Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

Mixer là một thiết bị cần thiết đối với những người chuyên về âm thanh, và có thể nói nó là một trong những thiết bị được sử dụng phổ biến nhất trong hệ thống âm thanh hiện nay. Vậy mixer là gì? Công dụng mixer ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Định nghĩa mixer là gì?

Mixer (hoặc còn tên gọi khác là Mixer Board, Mixing Console hoặc Mixing Desk) là thiết bị xử lý âm thanh chuyên nghiệp được sử dụng để trộn và điều chỉnh các nguồn âm thanh khác nhau, sau đó cho ra một tín hiệu hoàn chỉnh duy nhất rồi đưa vào máy khuếch đại.

Cấu tạo của mixer: Bàn Mixer âm thanh là một thiết bị phức tạp, bao gồm nhiều thành phần chính để xử lý và điều chỉnh âm thanh.

– Kênh đầu vào là nơi tiếp nhận các nguồn âm thanh từ micro, nhạc cụ và các thiết bị phát, mỗi kênh được trang bị các điều khiển riêng như âm lượng, cân bằng và hiệu ứng.

– Trung tâm của bàn Mixer là bộ trộn, nơi kết hợp các kênh đầu vào tạo nên âm thanh tổng thể, với các nút điều khiển để phối hợp và cân chỉnh.

– Phần đầu ra chuyển tải âm thanh đã được xử lý đến các thiết bị phát như loa hoặc bộ khuếch đại, kèm theo các điều chỉnh cuối cùng.

– Bàn Mixer hoạt động nhờ nguồn điện AC và các bộ chuyển đổi tín hiệu, đảm bảo xử lý chính xác từ đầu vào đến đầu ra.

– Ngoài ra, nhiều bàn Mixer hiện đại còn tích hợp các tính năng như kết nối USB, tạo hiệu ứng âm thanh và lưu trữ cài đặt, nâng cao khả năng ứng dụng trong nhiều môi trường âm thanh khác nhau.

2. Mixer hoạt động như thế nào

Cách hoạt động của mixer là trộn các nguồn âm thanh khác nhau để tạo ra một âm thanh tổng thể. Khi âm thanh từ các nguồn khác nhau được kết nối với các đầu vào của Mixer, nó được truyền đến bộ trộn để có thể được điều chỉnh và phối hợp với các nguồn âm thanh khác. Cụ thể:

– Khi cấp tín hiệu đầu vào âm thanh cho thiết bị như giọng nói trong micro, đầu phát CD, đầu phát đĩa than, các nhạc cụ sáo, trống…và các thiết bị điện tử khác, chúng sẽ thực hiện nhận tín hiệu vào từng kênh trên thiết bị.

– Người dùng có thể thông qua bảng điều khiển để căn chỉnh âm lượng, EQ, hiệu ứng âm thanh đầu vào sao cho hài hòa, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhất.

– Sau khi tất cả các tín hiệu đầu vào được căn chỉnh hoàn thiện sẽ được thiết bị tổng hợp lại ra một tín hiệu tổng.

– Sau đó âm thanh tổng thể sẽ được đưa trực tiếp ra bộ khuếch đại, loa hoặc một thiết bị khác để tiếp tục xử lý nhằm mang tới chất lượng âm thanh tốt hơn.

3. Các loại mixer trên thị trường

Dựa theo kỹ thuật vận hành:

Analog Mixers: Một loại mixer truyền thống, sử dụng các linh kiện và vi mạch điện tử để xử lý âm thanh, có mức giá thấp hơn so với các loại mixer kỹ thuật số.

Digital Mixers: Dùng để xử lý âm thanh số, cung cấp nhiều tính năng và linh hoạt hơn so với Analog mixers. Digital mixers cho phép lưu trữ, chia sẻ và tái sử dụng các cài đặt mixer giúp cho việc cấu hình hệ thống âm thanh trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Powered Mixers: Lúc này mixer được tích hợp với bộ khuếch đại âm thanh, được sử dụng trong các ứng dụng nhỏ và di động.

Software Mixers: Các phần mềm mixer được sử dụng, chỉnh sửa trên các phần mềm và điều khiển từ xa thông qua thiết bị điện tử.

Automatic Mixers: Được sử dụng ở những nơi có nhiều người nói chuyện hoặc có nhiều nguồn âm thanh đầu vào, có khả năng phát hiện âm thanh, giảm tiếng ồn và giữ cho âm thanh đầu ra luôn ổn định.

Dựa theo nhu cầu sử dụng:

4/Studio: Được sử dụng trong các phòng thu âm và phòng mix, cung cấp các tính năng chuyên dụng để xử lý âm thanh chẳng hạn như EQ, reverb, nén…

Mixer Live Sound: Được sử dụng trong các buổi biểu diễn âm nhạc trên sân khấu hoặc trong các sự kiện truyền hình, cung cấp các tính năng chuyên dụng để xử lý âm thanh trực tiếp chẳng hạn như tính năng kiểm soát âm lượng, chức năng EQ, xử lý tín hiệu, phân tần… 

DJ Mixers: Được sử dụng bởi DJ để kết hợp và chuyển tiếp các bản nhạc, có các tính năng chuyên dụng để xử lý âm thanh như tốc độ, pitch và một số hiệu ứng âm thanh. Và cũng cho phép DJ chuyển đổi giữa các bản nhạc một cách dễ dàng tạo ra các cách remix độc đáo.

Podcast Mixers: Được sử dụng để tạo ra các podcast và các chương trình phát thanh trực tuyến. Cho phép các nghệ sĩ tạo ra các chương trình phát thanh chất lượng cao và truyền tải chúng trực tiếp hoặc lưu trữ để phát lại sau này.

>> Xem thêm dịch vụ: Sửa chữa loa uy tín chất lượng tại TP.HCM

4. Công dụng của mixer

Kết nối các nguồn âm thanh: Có thể kết nối nhiều nguồn âm thanh khác nhau như micro, guitar, bàn phím, máy nghe nhạc…, để tạo ra âm thanh hài hòa, phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Điều chỉnh âm lượng: Có thể điều chỉnh âm lượng của các nguồn âm thanh khác nhau để tạo ra một âm thanh cân bằng, dễ nghe.

Điều chỉnh âm thanh: Mixer cung cấp các chức năng EQ (Equalizer) để điều chỉnh các tham số âm thanh như bass, mid và treble từ đó tạo ra một mix âm thanh tốt nhất.

Xử lý tín hiệu: Cung cấp các tính năng xử lý tín hiệu như hiệu ứng âm thanh, nén, gating… để tăng cường chất lượng cũng như nhịp điệu âm thanh.

Chuyển đổi định dạng: Có thể chuyển đổi định dạng âm thanh từ định dạng này sang một định dạng khác, để tương thích với các thiết bị âm thanh khác nhau trong hệ thống.

Hãy liên hệ tới HOTLINE 1900 2276 của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa để nhận được giải đáp thắc mắc mixer là gì? kỹ càng cũng như nắm bắt được thông tin cụ thể của thiết bị hay ho này nhé! Chúng tôi đảm bảo mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết gọn gàng.

🍀🍀 Quý đọc giả nếu có quan tâm đến một số dịch vụ hữu ích cần cho việc sửa chữa thiết bị âm thanh của mình tại Limosa vui lòng tham khảo tại đây :

👉 Sửa cục đẩy công suất

👉 Sửa mixer

👉 Sửa vang số

👉 Sửa dàn âm thanh

Limosa - Đơn vị sửa chữa hàng đầu Việt Nam
Limosa – Đơn vị sửa chữa hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)