Hiện nay, máy tính gần như là một thiết bị không thể thiếu để có thể kết nối và làm việc đặc biệt trong những công ty, văn phòng. Tùy vào từng nhu cầu cụ thể lại có các loại máy tính khác nhau. Vậy có những loại máy tính nào ? Hãy cùng Limosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Trung tâm điện lạnh limosa
Limosa tự hào là đơn vị sửa chữa Điện Lạnh – Điện Máy – Điện Tử hàng đầu tại Việt Nam

1. Tổng quan về máy tính 

Chiếc máy tính đầu tiên được ra đời vào năm 1981 bởi IBM tại Waldorf Astoria, New York. Với bộ nhớ chỉ có 16k, chiếc máy tính đầu tiên chỉ có thể kết nối hạn chế với một vài loại TV và xử lý văn bản. Mãi đến sau này, khi khoa học công nghệ phát triển, máy tính cũng được nâng tầm trở thành một thiết bị không thể thiếu của nhiều người hiện nay.

Hiện nay có rất nhiều các loại máy tính được sản xuất và phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Từ những công việc nhẹ nhàng như lướt web, xem video, soạn thảo văn bản, các công việc văn phòng cho đến những tác vụ đòi hỏi cấu hình cao như chơi game, thiết kế đồ họa, xử lý các chương trình, điều khiển các hệ thống tự động,… 

Có thể nói rằng, các loại máy vi tính ngày nay đã và đang đáp ứng được rất tốt nhu cầu của người sử dụng.

So với các chiếc máy tính đời đầu, máy tính hiện nay đã có phần nhỏ gọn hơn rất nhiều. Nếu chiếc máy tính đầu tiên to bằng cả gian nhà thì ngày nay, có những chiếc máy tính nhỏ gọn đến mức có thể bỏ vào túi và mang đi đến mọi nơi.

window spotlight là gì

2. Các loại máy tính hiện nay

Vậy có những loại máy tính nào ? Dựa trên tốc độ và khả năng tính toán, máy tính có thể được phân loại như sau: 

2.1 Máy tính cá nhân (PC)

PC là tên viết tắt của Personal Computer hay còn được gọi là máy tính cá nhân. Đây là một trong các loại máy tính phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. 

Được cấu tạo từ những thành phần như CPU, bộ nguồn, bo mạch chủ, RAM, các thiết bị ngoại vi,… Máy tính cá nhân cho phép người dùng có thể sử dụng với rất nhiều tính năng như các tác vụ văn phòng, chơi game, lướt web,…

Máy tính cá nhân cũng có thể liên kết với các máy tính khác để tạo thành mạng cục bộ (LAN) cho phép các máy tính có thể dùng dữ liệu của nhau.

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, máy tính cá nhân đang dần tiếp cận đến nhiều người dùng. Bất kể ai có nhu cầu đều có thể sở hữu được một chiếc máy tính với giá thành phù hợp.

Nếu chia nhỏ hơn, máy tính cá nhân còn có thể được chia thành các loại máy tính như: Máy tính để bàn, máy tính xách tay (laptop), máy tính bảng,…

2.2. Máy trạm

Khái niệm này dùng để chỉ những máy tính được sử dụng trong các ứng dụng kỹ thuật, sản xuất và phát triển phần mềm hay những công việc đòi hỏi lượng tính toán dữ liệu tương đối lớn và đòi hỏi cao về mặt đồ họa cũng như hình ảnh.

Cấu hình yêu cầu của các máy trạm cũng tương đối cao, dung lượng bộ nhớ, dung lượng RAM lớn. 

Ngoài ra, các thiết bị bên trong của máy trạm cũng được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho việc xử lý dữ liệu của mình.

Cũng giống như những máy tính cá nhân, các máy trạm cũng có thể được kết nối lại với nhau để có thể truyền và chia sẻ dữ liệu trong hệ thống hoặc cũng có thể sử dụng như một thiết bị riêng lẻ thông thường.

2.3 Máy tính mini.

Nếu kể đến các loại máy tính thì không thể không nhắc đến máy tính mini. Đây là dạng máy tính có cấu hình tầm trung, thường được sử dụng trong các cơ quan, văn phòng, trường học,… những nơi có lượng dữ liệu phức tạp cần xử lý.

Máy tính mini có khả năng hỗ trợ lên đến 250 người dùng cùng lúc. Máy tính mini còn có thể được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học, các hệ thống đo đạc hay tự động hóa trong công nghiệp.

2.4 Mainframe

Mainframe là thuật ngữ dùng để chỉ loại các loại máy vi tính lớn, có thể hỗ trợ cho hàng nghìn thậm chí hàng trăm nghìn người dùng. Được thiết kế với cấu hình đặc biệt, Mainframe cho khả năng xử lý lượng dữ liệu rất lớn với tốc độ cao. 

Hệ thống này thường được sử dụng trong các tập đoàn lớn, công ty, tổ chức chính phủ, ngân hàng,…

Hệ thống máy tính này cho phép xử lý các dữ liệu như thẻ tín dụng, tiếp thị hay hệ thống kiểm soát không lưu.

2.5 Siêu máy tính

Siêu máy tính (High Performance Computing – HPC) là máy tính được thiết kế với cấu hình cực kỳ cao cấp cho khả năng xử lý các dữ liệu với tốc độ nhanh nhất. Mức giá thành của những siêu máy tính hiện nay có thể lên tới hàng triệu đô la.

Sở dĩ gọi chúng là siêu máy tính bởi lượng dữ liệu thu thập và xử lý trong nó là cực kỳ nhiều và phức tạp. Điển hình có thể kể đến như các siêu máy tính dùng để dự báo và xử lý các thông tin về thời tiết, mô phỏng các phản ứng, công trình khoa học, nghiên cứu năng lượng hạt nhân,…

Qua bài viết này, Limosa hy vọng rằng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về các loại máy tính. Nếu bạn cần hỗ trợ những vấn đề khác, hãy liên hệ đến HOTLINE 1900 2276 – 0933599211, website limosa.vn hoặc fanpage Limosa để được giải đáp nhanh chóng nhé.

điện lạnh limosa
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)