Bộ nhớ ngoài hay còn được gọi là bộ nhớ thứ cấp của máy tính có thể còn khá xa lạ với nhiều người dung hiện nay. Cùng là các thiết bị lưu trữ nhưng tại sao lại có bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong ? chức năng của bộ nhớ ngoài gồm những là gì ? Hoạt động ra làm sao ? Bài viết này của Limosa sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất.
1. Bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong:
Máy tính có hai bộ nhớ để có thể lưu trữ dữ liệu chính đó là bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về hai loại bộ nhớ này nhé:
- Bộ nhớ trong:
Đây là bộ nhớ chính của máy tính với bên ngoài như một chiếc chip và được gắn trên bo mạch chủ của máy tính. Ngoài ra, đây cũng là thiết bị phần cứng quan trọng trong một chiếc máy tính. Nếu không có nó, máy tính sẽ không thể hoạt động.
Bộ nhớ trong của máy tính gồm:
- RAM (Random Access Memory): giúp lưu trữ dữ liệu tạm thời của các chương trình đang hoạt động để CPU có thể xử lý nhanh chóng hơn.
- ROM (Read Only Memory): chứa thông tin bảo mật như BIOS, bo mạch chủ máy tính. Bộ nhớ này giống như tên gọi của nó chỉ có thể đọc, bên trong chứa những dữ liệu và chương trình có sẵn từ nhà sản xuất để máy tính có thể hoạt động.
- Bộ nhớ đệm (Cache Memory): Đây là một bộ nhớ có chức năng gần giống như RAM dùng để lưu trữ những dữ liệu tạm thời hay những thông tin được sử dụng thường xuyên để CPU truy cập.
- Bộ nhớ ngoài:
Bộ nhớ ngoài có thể hiểu đơn giản là phần bộ nhớ máy tính gắn bên ngoài có thể tháo rời, di chuyển để sử dụng ở một máy tính khác. chức năng của bộ nhớ ngoài có hai chức năng chính:
- Đảm bảo lưu trữ dữ liệu ngay cả khi tắt máy tính.
- Hỗ trợ lưu trữ bộ nhớ trong khi cần sử dụng giúp tiết kiệm lượng lớn dung lượng của bộ nhớ trong.
Hơn nữa, một vài thiết bị bộ nhớ ngoài còn giúp máy tính khởi động chương trình, đảm bảo máy chạy ổn định, mượt mà hơn.
2. Các thiết bị bộ nhớ ngoài
chức năng của bộ nhớ ngoài thường là các thiết bị như: ổ cứng. CD/DVD hoặc USB. Do có thể tháo rời nên các thiết bị bộ nhớ ngoài thường được dùng để lưu trữ dữ liệu và chuyển dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác khi cần thiết.
- Ổ cứng ngoài:
Ổ cứng ngoài hay còn được gọi là ổ cứng di động có cấu tạo rất nhỏ gọn giúp người dùng dễ dàng trong việc di chuyển. Các ổ cứng di động thường có dung lượng lưu trữ khá lớn có thể chạy được các phần mềm hoặc có thể là cả một hệ điều hành thu nhỏ.
Bạn có thể sử dụng ổ cứng ngoài như một thiết bị để backup dữ liệu, là một không gian lưu trữ và đặc biệt là có thể di chuyển rất dễ dàng.
Có hai loại ổ cứng chính hiện nay là HDD và SSD. Trên thực tế, cả hai loại ổ cứng này có dung lượng lưu trữ rất lớn. Nếu bạn cần sử dụng một ổ cứng ổn định với tốc độ đọc ghi nhanh thì hãy lựa chọn một chiếc SSD. Còn nếu nhu cầu của bạn thấp hơn có thể lựa chọn ổ cứng HDD.
Tuy nhiên, SSD có mức giá chênh lệch so với HDD ở cùng một mức dung lượng lưu trữ dữ liệu là khá lớn nên hãy cân nhắc trước khi lựa chọn sử dụng loại nào.
- CD/DVD:
Đĩa CD/DVD là chức năng của bộ nhớ ngoài được sử dụng đã từ khá lâu. Hiện nay, không mấy người dùng còn sử dụng dạng bộ nhớ ngoài này do có dung lượng lưu trữ khá nhỏ và dữ liệu bên trong dễ bị ảnh hưởng.
Trước đây, CD/DVD chủ yếu được dùng để lưu trữ những dữ liệu âm thanh hay video. Ngày nay, sự phát triển cũng như tính ưu việt hơn của các loại bộ nhớ khác như HDD,SSD hay USB đã gần như chiếm ưu thế vượt trội hơn CD/DVD.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ cần sử dụng bộ nhớ ngoài để lưu trữ những dữ liệu có dung lượng nhỏ mà chi phí thấp cũng có thể cân nhắc dùng CD/DVD nhé.
- USB:
USB (Universal Serial Bus) là một thiết bị lưu trữ dữ liệu sử dụng bộ nhớ flash với những điểm nổi bật như gọn nhẹ, dung lượng lớn và đa chức năng. Trên thị trường hiện nay đã có những chiếc USB cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu lên đến 2TB.
Cũng giống như các chức năng của bộ nhớ ngoài khác, USB cũng cho phép lưu trữ lượng lớn dữ liệu và có thể truy xuất ra để sử dụng khi cần thiết.
Với kích thước vô cùng nhỏ gọn, bạn có thể mang USB đến mọi nơi, kết nối với mọi chiếc máy tính cần sử dụng.
Ngoài ra, USB cũng có thể sử dụng như một chiếc chìa khóa điện tử để có thể khởi động hệ thống hoặc một phần mềm trên máy.
Các nhà sản xuất hiện nay đang ngày càng nâng cao công nghệ và nếu bạn đang cần dùng một bộ nhớ ngoài thì hoàn toàn có thể lựa chọn một chiếc USB cho mình.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có được những thông tin hữu ích về chức năng của bộ nhớ ngoài. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay đến số HOTLINE 1900 2276 – 0933599211 hoặc qua website limosa.vn để được hỗ trợ tư vấn, giải đáp nhanh chóng nhé.