Một chiếc máy tính bình thường sẽ có hai điểm cần chú ý là phần cứng và phần mềm. Phần mềm là các ứng dụng, chương trình được cài đặt trên máy tính. Vậy phần cứng máy tính là gì ? Phần cứng máy tính gồm những bộ phận nào ? Hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây của trung tâm Limosa nhé.
1. Phần cứng máy tính là gì ?
Một chiếc máy tính để có thể hoạt động bình thường thì phần cứng là thứ không thể thiếu được. Trung tâm Limosa sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cơ bản nhất về phần cứng của máy tính:
- Phần cứng của máy tính (Hardware) là những thiết bị, linh kiện ở bên trong hoặc bên ngoài của máy mà chúng ta có thể thấy hoặc cầm nắm được.
- Phần cứng bên ngoài của máy tính gồm các thiết bị như: màn hình, tai nghe, chuột, bàn phím, loa,…
- Phần cứng bên trong của máy như: bộ nguồn, bộ xử lý trung tâm (CPU), bo mạch chủ, card đồ họa, quạt tản nhiệt, RAM, ổ cứng,…
- Để có thể hoạt động được bình thường, các thiết bị phần cứng của máy tính cần được kết nối với nhau.
- Mỗi thiết bị trong phần cứng có thể có những công suất hoạt động hay hiệu năng khác nhau từ đó góp phần tạo nên sự mạnh mẽ cho cả hệ thống.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sản xuất các bộ phận phần cứng máy tính như: Asus, Dell, NVIDIA,…
2. Các bộ phận của phần cứng máy tính:
Có rất nhiều bộ phận để cấu thành một chiếc máy tính, phần cứng của máy tính bao gồm những bộ phận như sau:
- Bộ xử lý trung tâm – Central Processing Unit
Bộ xử lý trung tâm của máy hay còn được gọi tắt là CPU, đây là thiết bị chắc chắn phải có trong một chiếc máy tính. Nếu không có CPU, máy tính sẽ không thể hoạt động được.
CPU là một tấm mạch nhỏ có chứa tấm wafer silicon bên trong bọc một con chip bằng gốm được gắn trên mainboard của máy tính.
CPU có chức năng xử lý các dữ liệu, tác vụ của máy tính đồng thời điều khiển thiết bị đầu ra, đầu vào. Tốc độ xử lý của CPU được tính bằng đơn vị Hertz (Hz) hoặc Gigahertz (GHz). Giá trị càng lớn đồng nghĩa với tốc độ xử lý của CPU càng nhanh.
- Bo mạch chủ – Mainboard:
Bo mạch chủ là bảng mạch chính của máy tính – nơi kết nối, lắp đặt tất cả các thiết bị đồng thời là phần cứng có cấu trúc lớn nhất bên trong của máy tính.
Các dữ liệu trên máy tính khi sử dụng sẽ được bo mạch chủ điều khiển tốc độ và đường đi đảm bảo đến đúng đích cần tới. Thêm nữa, thiết bị này cũng cung cấp nguồn điện đến các linh kiện khác gắn trên nó như RAM, card đồ họa,…
- RAM – Random Access Memory
RAM hay còn gọi là một bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, hình thành không gian nhớ tạm thời trong thời gian hoạt động của máy tính. Khi máy tính hoạt động, RAM sẽ là vị trí tạm thời ghi nhớ những tác vụ để giúp CPU xử lý nhanh hơn. Các dữ liệu trên RAM sẽ bị xóa hết sau khi máy tính tắt. Đây là phần cứng máy tính rất quan trọng.
Cũng như CPU, bộ nhớ RAM càng lớn thì tốc độ xử lý càng cao, máy tính hoạt động càng nhanh.
RAM của máy tính thường có các loại như 2GB, 4GB, 8GB hoặc cũng có thể được nâng cấp lên cao hơn phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng.
- Ổ cứng – Hard Disk Drive:
Còn có tên gọi tắt khác là HDD, phần cứng của máy tính này là bộ nhớ lưu trữ chính của máy tính. Mọi dữ liệu về hệ điều hành, các phần mềm được cài đặt hay dữ liệu của người dùng có thể được lưu trữ tại đây. Trong trường hợp bạn tắt máy, mọi dữ liệu vẫn được lưu trữ mà không bị mất đi.
Để đo dung lượng của ổ cứng, chúng ta có đơn vị Gigabyte (GB). Các ổ cứng thông thường thường có dung lượng từ 500GB hoặc 1.000GB (1 Terabyte) cũng có những ổ cứng lớn hơn để có thể lưu trữ được lượng dữ liệu lớn.
- Bộ nguồn – Power Supply Unit – PSU
Thiết bị này có chức năng chính là cung cấp điện năng đến toàn bộ các linh kiện máy tính được lắp đặt. Ngoài chức năng cung cấp nguồn điện, thiết bị này cũng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định của máy.
- Màn hình, chuột, bàn phím:
Đây là những thiết bị phần cứng máy tính để người dùng có thể giao tiếp với máy tính.
Với màn hình sẽ là khả năng quan sát và nhận diện. Bàn phím là công cụ để nhập dữ liệu. Chuột là thiết bị để điều chỉnh, lựa chọn những cài đặt phù hợp.
- Vỏ máy (Case):
Vỏ máy thường là một hộp làm bằng kim loại. Bên trong được thiết kế để có thể chứa được tất cả những linh kiện phần cứng của máy tính gồm bo mạch chủ, card đồ họa, bộ nguồn,…
- Quạt tản nhiệt:
Thiết bị này được lắp đặt để có thể làm mát các linh kiện bên trong máy tính trong quá trình làm việc. Khi hoạt động, các thiết bị bên trong có thể có nhiệt độ rất cao, nếu quá nhiệt có thể gây ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị. Chính vì vậy, quạt tản nhiệt được lắp đặt để có thể hạ nhiệt, đảm bảo nhiệt độ của máy trong quá trình sử dụng.
Trên đây là những chia sẻ của trung tâm Limosa về các thiết bị phần cứng máy tính. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay đến số HOTLINE 1900 2276 – 0933599211 hoặc qua website limosa.vn để được hỗ trợ tư vấn, giải đáp nhanh chóng nhé.