Card màn hình là một trong những yếu tố được rất nhiều người dùng quan tâm khi chọn mua một chiếc laptop cũ. Nhu cầu sử dụng của mỗi người là khác nhau nên việc lựa chọn card màn hình cũng không hề dễ dàng. Để giúp người dùng có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, Limosa xin đưa ra những cách test card màn hình cũ. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Những thông số cần biết trên card màn hình
Card màn hình (VGA-Video Graphics Adaptor) là thiết bị quan trọng giữ chức năng rất quan trọng trong việc xử lý hình ảnh của máy tính. Nếu lựa chọn được một chiếc card màn hình có hiệu năng tốt sẽ giúp người dùng có thể sử dụng các tác vụ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thông thường sẽ có những cách kiểm tra card màn hình cũ để người dùng có thể tìm đúng sản phẩm phù hợp với mình.
Cách test card màn hình laptop thông qua những thông số nào ? Hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ:
- GPU – Đơn vị xử lý đồ hoạ: Đây là thành phần chính quyết định đến hiệu năng của một chiếc card màn hình để có thể xử lý các lệnh cho ra hình ảnh hiển thị với người dùng.
- Core Speed: là xung nhịp của card màn hình được tính bằng MHz. Card màn hình có Core Speed càng cao sẽ cho ra hình ảnh với tốc độ nhanh và mượt mà hơn.
- Boost Speed: Có thể hiểu là tốc độ xử lý tối đa mà card màn hình có thể đạt đến. Thông số này thường sẽ cao hơn core speed.
- CUDA Core: là số nhân xử lý trong GPU của card đồ họa. Các nhân này giữ chức năng tính toán các thông tin, dữ liệu đồ họa cần được kết xuất.
- Video Memory: loại bộ nhớ sử dụng cho VGA thường là bộ nhớ GDDRx.
- Memory Speed: là tốc độ bộ nhớ RAM của một card màn hình (VGA).
Ngoài những yếu tố kể trên còn một vài những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiệu năng của VGA trong quá trình sử dụng mà phải tiến hành các cách test card màn hình cũ để có thể kiểm tra.
2. Cách test card màn hình laptop
Để có thể tiến hành kiểm tra card màn hình laptop, Limosa sẽ hướng dẫn test card màn hình cũ ngay bây giờ:
- Cách test card màn hình cũ bằng hộp thoại Run:
Đầu tiên, sử dụng tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run. Sau đó hay nhập lệnh Dxdiag và nhấn OK.
Tại hộp thoại DirectX Diagnostic Tool, hãy chuyển sang tab Display để hiển thị các thông tin về card màn hình laptop.
Bạn có thể quan sát các thông tin về card màn hình ở đây như:
- Name: Tên của card màn hình.
- Manufacturer: Nhà sản xuất.
- Chip Type: Kiểu chip.
- DAC Type: Bộ chuyển đổi tín hiệu.
- Device Type: Loại thiết bị.
- Total Memory: Tổng dung lượng bộ nhớ.
- Current Display mode: Độ phân giải hiện tại.
Cách kiểm tra card màn hình cũ này chỉ có thể tiến hành kiểm tra những thông tin cơ bản của card chứ không thể xem được chi tiết những thông số của nó. Hãy xem những hướng dẫn test card màn hình cũ dưới đây để có thể đánh giá được chính xác hiệu năng của card.
- Cách test card màn hình cũ bằng GPU-Z
GPU-Z là phần mềm được khá nhiều người sử dụng hiện nay để có thể kiểm tra được thông số chi tiết của card màn hình. Bạn có thể tiến hành tải về phần mềm này theo đường link: https://www.techpowerup.com/gpuz/
Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt, mọi thông tin của card màn hình sẽ được hiển thị bao gồm: tên hãng sản xuất, tên thiết bị, model, công nghệ sản xuất, mã sản phẩm, phiên bản BIOS, dung lượng RAM,…
Các thông tin khác trong quá trình hoạt động của card màn hình cũng được hiển thị như: nhiệt độ, dung lượng RAM đã sử dụng, % công suất đã sử dụng, thông số điện thế đầu vào,…
Sau khi thực hiện cách test card màn hình cũ bằng GPU-Z kết thúc, bạn sẽ có thể biết được chính xác hiệu năng của card là bao nhiêu, liệu có phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình hay không để có được lựa chọn hợp lý nhất.
- Kiểm tra VGA bằng phần mềm FurMark:
Limosa sẽ hướng dẫn test card màn hình cũ bằng cách sử dụng phần mềm FurMark.
Khi sử dụng phần mềm, bạn có thể kiểm tra tất cả các thông số của card màn hình. Để tiến hành tải về hãy bấm vào link: https://geeks3d.com/furmark/
Giao diện của phần mềm sẽ hiển thị tên card màn hình cùng với nhiệt độ ở thời điểm hiện tại. Phần mềm cũng có một vài bài test để bạn có thể lựa chọn như:
- GPU stress test: Bài test kiểm tra mức độ chịu tải của VGA trong trường hợp card màn hình chạy full load.
- Gpu benmark: Sử dụng để kiểm tra điểm của card màn hình đối với từng độ phân giải.
- Custom preset: Để kiểm tra điểm số của card màn hình ở mức tùy chỉnh hiện tại.
- GPU Shark: Để hiển thị chi tiết về các thông số của VGA.
Cách kiểm tra card màn hình cũ bằng phần mềm FurMark này đã được rất nhiều người dùng sử dụng và cho những phản hồi khá tốt về sự chính xác của nó mang lại.
Hy vọng rằng qua bài viết này của Limosa, bạn đã tìm được cho mình cách test card màn hình cũ nhanh chóng và hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ tới Limosa qua hotline 1900 2276 – 0933 599 211 hoặc truy cập website limosa.vn để được hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng nhất.