Chương trình máy tính chính là yếu tố quan trọng nhất để giúp máy tính đạt được nhu cầu sử dụng của người mua. Vậy chương trình máy tính được giải theo các bước nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa nhé!

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Chương trình máy tính là gì?

Trước khi tìm hiểu chương trình máy tính được giải theo các bước nào thì đầu tiên cần nắm rõ chương trình máy tính là gì. 

Theo đó, chương trình máy tính là tập hợp những hướng dẫn cho việc thực hiện nhiệm vụ của máy tính. Để máy tính có thể hoạt động bình thường yêu cầu các chương trình phải hoạt động và thường thực hiện các lệnh chương trình ở bộ phận xử lý trung tâm. 1 chương trình máy tính sẽ được viết bằng một ngôn ngữ lập trình mà máy tính có thể đọc được, ví dụ như BASIC, C, JAVA, …

Chương trình máy tính sẽ được lưu trên ổ cứng máy tính như tập tin. Bên cạnh đó thì không chỉ đĩa cứng, chương trình máy tính còn được lưu trên đĩa mềm, thiết bị nhớ flash và đĩa CD để có thể thuận tiện cho việc trao đổi thông tin.

Khi người mua chạy chương trình, các tập tin được đọc bởi máy tính. Các bộ xử lý đọc dữ liệu trong tập tin như là 1 danh sách hướng dẫn. Và sau đó, máy tính thực hiện những gì chương trình được phép nó làm.

Nhưng không phải bất kỳ chương trình nào cũng tốt. Còn có các chương trình xấu hay còn được biết với cái tên là phần mềm độc hại. Phần mềm này có thể sẽ cố gắng ăn cắp thông tin từ máy tính hoặc làm hỏng các dữ liệu đã được lưu trên máy tính. 

Chương trình máy tính là gì

2. Chức năng của chương trình máy tính

Chương trình máy tính được phân chia theo chức năng khác nhau. Những loại chức năng là phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống, chương trình nhúng cũng như chương trình microcode.

2.1. Phần mềm ứng dụng

Phần mềm ứng dụng sẽ được coi là phần mềm dùng hệ thống máy tính để giúp thực hiện một tính năng đặc biệt nào đó hoặc cung cấp những tiện ích giải trí cho người sử dụng 

2.2. Phần mềm hệ thống

Đây chính là phần mềm được thiết kế để thao tác trực tiếp trên phần cứng máy tính cũng là nền tảng để các phần mềm ứng dụng có thể chạy được.

Ví dụ tiêu biểu cho nhóm phần mềm này đó là hệ điều hành (Windows, Linux, MacOS), Driver. Hệ điều hành chuyên quản lý tài nguyên hệ thống như CPU, RAM… và cung cấp các dịch vụ cần thiết để các phần mềm khác chạy trên nó. 

Còn đối với Driver sẽ được viết để điều khiển thiết bị được gắn vào máy tính. Hệ điều hành và Driver sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau bởi 1 hệ điều hành cần tối thiểu một thiết bị nhập cũng như 1 thiết bị xuất nên nó cần hơn 1 driver để có thể ứng dụng. Hiện nay thì hệ điều hành thường được đính kèm thêm phần mềm ứng dụng để tiện lợi hơn cho người dùng. 

2.3. Phần mềm độc hại

Nếu như nghĩ rằng bất cứ phần mềm nào viết ra cũng để phục vụ người dùng thì bạn đã nhầm, 1 số người đã viết các phần mềm với mục đích gây hại. 

Ví dụ để lấy cắp tài khoản, lấy cắp thông tin, xâm nhập để có thể “nhìn trộm” thông tin cá nhân bảo mật của người khác hay chỉ đơn thuần để chọc phá bạn bè thì tất cả các phần mềm này đều sẽ được gọi là phần mềm độc hại. Một số ví dụ điển hình của các phần mềm này mà có thể bạn sẽ biết tới đó là: virus, worm, trojan, spyware…

2.4. Chương trình nhúng

Đây là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm máy tính được thiết kế cho chức năng cụ thể. Những chương trình nhúng cũng có thể hoạt động trong hệ thống lớn hơn. Những hệ thống có thể được lập trình hoặc có chức năng cố định.

2.5. Microcode

Microcode chính là mức chỉ định thấp nhất của bộ xử lý và bộ hướng dẫn máy. Nó chính là một lớp bao gồm các tập lệnh nhỏ, và có nguồn gốc từ ngôn ngữ máy. Microcode thực hiện những hoạt động thanh ghi mức điều khiển ngắn, gồm nhiều lệnh vi mô, mỗi lệnh thực hiện 1 hoặc nhiều hoạt động vi mô.

Microcode cùng ngôn ngữ máy khác nhau. Ngôn ngữ máy sẽ hoạt động ở lớp trên của trừu tượng hóa phần cứng. Nhưng Microcode xử lý hoạt động ở mức thấp hơn hoặc là dựa trên mạch. Bởi Microcode thông thường được nhúng trong phần cứng cho nên không thể thay đổi được.

3. Chương trình máy tính được giải theo các bước nào? 

Công nghệ thông tin hiện nay phát triển như vũ bão và theo đó việc tạo ra chương trình máy tính hiện nay đã không còn khó khăn như xưa nữa. Nhưng điều bắt buộc khi có thể tạo ra các chương trình là bạn cần có kỹ năng lập trình. Theo đó bạn nên lựa chọn cho mình một ngôn ngữ lập trình phù hợp để bắt đầu bước đầu tiên của việc tạo lập chương trình máy tính của riêng mình.

Sau khi đã lựa chọn được ngôn ngữ lập trình xong, thì bạn cần viết mã (lập trình). Hiện nay, đã có rất nhiều chương trình có thể giúp cho bạn chuyển mã bạn đã viết sang chương trình máy tính, gọi là chương trình dịch. 

Tuy cách làm cần phải là người có những hiểu biết nhất định về việc lập trình mới có thể làm được, tóm gọn lại, để tạo ra 1 chương trình máy tính hoàn toàn mới, thì bạn chỉ cần thực hiện hai bước sau đây:

Bước 1: Lựa chọn ngôn ngữ lập trình và sau đó viết chương trình 

Bước 2: Dịch sang ngôn ngữ máy

Chương trình máy tính được giải theo các bước nào

Trên đây là những chia sẻ của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa về chương trình máy tính cũng như giải đáp chương trình máy tính được giải theo các bước nào. Nếu còn vấn đề thắc mắc, để lại bình luận dưới bài viết và chúng tôi sẽ hỗ trợ ngay. 

🍀🍀 Quý đọc giả nếu có quan tâm đến một số dịch vụ hữu ích cần cho việc sửa chữa máy lạnh của mình tại Limosa vui lòng tham khảo tại đây :

👉 Sửa máy lạnh

👉 Vệ sinh máy lạnh

👉 Bảo trì máy lạnh

👉 Lắp đặt máy lạnh

Trung tâm sửa chữa Limosa
Trung tâm sửa chữa Limosa
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)