Sơ cứu người bị điện giật là một trong những công việc rất quan trọng và cấp thiết, bởi nếu bạn sơ cứu nhanh đúng cách thì khả năng sống cứu sống nạn nhân là 98%, ngược lại trong vòng 5 phút bị điện giật mà vì sơ cứu không kịp thời thì khả năng cứu sống giảm đáng kể chỉ còn 25%. Thậm chí, người gặp nạn có thể bị tử vong nhanh chóng, các bước sơ cứu người bị điện giật sẽ được Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa cập nhật chi tiết thông qua bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
1. Các bước sơ cứu người bị điện giật
Ngay khi bạn phát hiện ra người bị điện giật thì bạn cần phải nhanh chóng sơ cứu họ đúng cách theo các bước sau đây. Sơ cứu càng nhanh thì khả năng cứu sống người bị nạn sẽ càng cao và mức độ rủi ro giảm càng thấp.
1.1.Ngắt nguồn điện ngay lập tức
Đây là một trong những bước làm đầu tiên và cực kỳ quan trọng sau khi phát hiện người bị điện giật. Hay quan sát xung quanh để xác định được nguồn điện ở đâu và tìm cách ngắt nguồn điện. Nguồn điện được ngắt càng sớm thì mức độ tổn thương mà người bị nạn phải gánh chịu sẽ giảm ngày càng thấp và họ càng dễ được cứu chữa. Ngược lại, nếu bị điện giật càng lâu thì cơ thể của họ sẽ bị tổn thương và tổn hại. Việc cứu chữa diễn ra cực kỳ khó khăn, thậm chí có thể gây tử vong trước khi họ được sơ cứu.
1.2.Tách nguồn điện ra khỏi người bị nạn
Không phải lúc nào bạn cũng có thể xác định được vị trí của nguồn điện và trong trường hợp như vậy bạn hãy dùng một thanh nhựa hay thanh gỗ hoặc thanh cao su. Nếu không có những món đồ mà Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa kể trên khi bạn có thể dùng bất cứ vật dụng nào chỉ cần đảm bảo món đồ đó không dẫn điện để tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện. Tuyệt đối bạn không được dùng tay chân hay bất cứ bộ phận của cơ thể để chạm vào người bị điện giật.
1.3.Tiến hành sơ cứu người bị điện giật
Sau khi ngắt nguồn điện hoặc tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện, bắt đầu thực hiện sơ cứu người bị điện giật theo các bước sau:
- Để tiến hành sơ cứu người bị điện giật bước đầu tiên bạn phải đặt nạn nhân trong tư thế thoải mái nhất, đầu thấp, nơi thoáng khí, rộng rãi và thuận tiện cho việc sơ cứu diễn ra. Đồng thời hãy chú trọng giữ ấm cho nạn nhân.
- Kiểm tra nạn nhân đặc biệt là sự thông thoáng đường thở xem coi bệnh nhân còn thở hay không. Nếu trong trường hợp bệnh nhân còn thở và bệnh nhân chỉ bị bỏng nhẹ, bạn hãy tiến hành rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước mát. Nếu bị chảy máu thì bằng thì hãy cầm máu bằng miếng gạc hoặc một miếng vải sạch.
- Còn nếu khi bạn phát hiện tình trạng của nạn nhân đang bị tổn thương ở mức độ nặng, đặc biệt là phần đốt sống cổ thì chuyển họ đến bệnh viện ngay lập tức để họ được cấp cứu kịp thời, tránh bị liệt về sau. Trường hợp nạn nhân bất tỉnh và có dấu hiệu ngừng thở cần thực hiện sơ cứu bằng cách hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng cần phải thực hiện đúng cách để có thể cứu sống được nạn nhân.
2.Một vài lưu ý khi sơ cứu người bị điện giật
- Khi bạn nhìn thấy người gặp nạn thì việc đầu tiên bạn cần phải làm là phải giữ bình tĩnh và không được hốt hoảng. Bởi vì khi bạn mất bình tĩnh có thể dẫn đến những hành động sai, không chỉ đe dọa tính mạng người đang bị nạn mà còn gây nguy hiểm cho bản thân.
- Bạn phải lưu ý rằng một trong những điều tiên quyết nhất là không được chạm vào người nạn nhân khi bạn chưa tắt nguồn điện và bạn không được dùng những vật dẫn điện chẳng hạn như: những thanh kim loại để tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân.
- Sau khi bạn đã thành công tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện thì hãy đặt họ ở tư thế phục hồi, cẩn thận, nhẹ nhàng, tuyệt đối không được họ để họ ngã hoặc va chạm vào những vật cứng bởi không chỉ gây đau đớn mà còn khiến các tổn thương bên trong ngày càng trở nên nghiêm trọng.
- Nếu nạn nhân bị giật điện ở trên cao thì cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ để đưa nạn nhân xuống, có thể nhờ sự hỗ trợ của công ty điện lực để thực hiện công tác này.
- Tuyệt đối không được thoa dầu gió, cạo gió hoặc đổ nước lạnh, chỉ cần giữ ấm cho nạn nhân là được.
- Chỉ sơ cứu người bị điện giật bằng cách hô hấp nhân tạo hoặc ép tim khi họ bất tỉnh và có dấu hiệu ngừng thở. Nếu họ còn thở thì không nên thực hiện những động tác kỹ thuật này.
- Khi hô hấp nhân tạo hãy thực hiện 20 lần/phút có thể thổi hơi vào miệng hoặc mũi đều được. Đối với ép tim ngoài lồng ngực thực hiện 100 lần/phút nạn nhân càng trẻ tuổi thì việc thực hiện càng nhanh và nhiều hơn.
- Để giúp cho bệnh nhân nhanh tỉnh bạn có thể kết hợp song song giữa hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực cứ 5 lần ép tim thực hiện một lần thổi hơi, kết hợp đến khi nào bệnh nhân có dấu hiệu tỉnh lại.
Trên đây là một trong những lưu ý mà Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa muốn đem đến cho bạn và cả các bước sơ cứu người bị điện giật đúng cách, an toàn. Trong mọi tình huống khẩn cấp, bạn phải luôn giữ bình tĩnh cho mình để có cách xử trí phù hợp bạn nhé!