Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa.
Người dùng micro và các thiết bị âm thanh có lẽ đã từng nghe qua cụm từ “trở kháng của Micro” và các công dụng xoay quanh bộ phận này. Vậy trở kháng của Micro là gì? Và ảnh hưởng của nó đến Micro là như thế nào? Hãy cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
1. Trở kháng của Micro là gì?
Trở kháng của Micro được biết đến như một bộ phận không thể thiếu của một chiếc Micro. Bộ phận này giúp người dùng nhận biết sự đối kháng thuộc về dòng điện xoay chiều trong vi mạch của Micro khi có điện áp đi qua.
Chúng ta có thể hiểu, trở kháng chính là sức cản của dòng điện xoay chiều và có đơn vị được gọi là ôm. Với cách thức hoạt động tương tự như điện trở, trở kháng thường được mọi người biết đến với cái tên khác là điện trở AC.
Khi trở kháng của Micro mà người dùng đang sử dụng ở đạt ở mức độ cao, Micro sẽ gặp tình trạng nhiễu sóng hoặc mất tín hiệu. Để tránh gặp phải trường hợp này, người dùng nên chọn mua các loại Micro có độ trở kháng thấp (thường ở mức 50 đến 600 ôm).
2. Trở kháng đầu vào và trở kháng đầu ra
Trở kháng của Micro không chỉ đơn thuần là một bộ phận linh kiện đơn thuần như tụ điện, cuộn dây hay điện trở, transition. Mà trở kháng của Micro còn được cấu thành nên bởi sự kết hợp giữa các linh kiện vừa được nêu trên.
Vì vậy, người dùng thường sẽ quan tâm đến hai thành phần chính đó là trở kháng đầu vào và trở kháng đầu ra của Micro.
Trở kháng đầu vào chính là trở kháng được đo lường tại ngõ vào của Micro, và tương tự như trở kháng ngõ ra, trở kháng đầu ra sẽ là trở kháng đo lường được tại ngõ ra của Micro người dùng.
3. Cách hoạt động trở kháng của Micro là gì
Bộ phận trở tráng của Micro thường được sử dụng theo những cách sau để có thể di chuyển trợ kháng đến Micro:
- Trở kháng tải Micro được gọi là trở kháng đầu vào, hoạt động bằng cách tạo ra mạch với bộ phận tiền khuếch đại mà Micro kết nối cùng.
- Trở kháng đầu ra của Micro luôn nhỏ hơn trở kháng đầu vào ( trở kháng tải Micro).
- Khi tín hiệu nhận được một điện áp, trở kháng của Micro sẽ điều khiển dòng điện xoay chiều.
- Mọi trở kháng của Micro hay điện trở AC đều có trở kháng đầu ra của chính nó.
4. Những ảnh hưởng trở kháng của Micro là gì
Qua những thông tin và định nghĩa về trở kháng của Micro là gì vừa được Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa nêu trên, chúng ta có thể thấy, trở kháng của Micro là một trong những bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong quá trình tạo nên chất lượng âm thanh ổn định và chất lượng của Micro.
Khi trở kháng của Micro mà người dùng đang sử dụng ở mức quá cao và không tương thích với các thiết bị khác đang được kết nối cùng Micro, thì Micro của người dùng sẽ rơi vào tình trạng nhiễu sóng, mất tín hiệu và bị giảm độ nhạy.
Vì vậy, theo như các chuyên gia và nhà sản xuất ở lĩnh vực thiết bị âm thanh kỹ thuật số, phạm vi độ trở kháng dao động ở khoảng từ 50 đến 600 ôm sẽ là phạm vi hoạt động hiệu quả nhất. Chúng ta có thể hiểu, khi Micro có ít điện trở, nó sẽ vận hành trơn tru hơn và ít gặp tình trạng nhiễu sóng hay bị mất tín hiệu.
Sau đây là một số những phạm vi trở kháng của Micro:
- Phạm vi trở kháng nhỏ hơn 600 ôm: Micro có độ trở kháng thấp.
- Phạm vi trở kháng dao động từ 600 đến 10.000 ôm: Micro có độ trở kháng trung bình.
- Phạm vi trở kháng trên 10.000 ôm: Micro có độ trở kháng cao.
5. Một số lưu ý khi phối hợp trở kháng giữa các thiết bị thu âm
Bên cạnh những thông tin về cách thức hoạt động cũng như định nghĩa và ảnh hưởng trở kháng của Micro là gì mà Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa vừa giới thiệu đến các bạn, những người sử dụng các thiết bị âm thanh kỹ thuật số cũng cần xem qua những điều cần lưu ý để có được những trải nghiệm chất lượng và tăng độ bền cùng tuổi thọ của thiết bị..
Khi người dùng sử dụng kết hợp giữa các thiết bị âm thanh kỹ thuật số như nhạc cụ, soundcard thu âm và Micro, chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây:
- Micro, nhạc cụ hỗ trợ kết nối với những thiết bị nào.
- Khi người dùng sử dụng Micro kết nối với các thiết bị khác như nhạc cụ, người dùng cần kích hoạt chức năng trở kháng cao của Micro để giữ độ truyền tín hiệu được đặt ở mức ổn định, không bị mất sóng.
- Khi người dùng nghe thấy âm thanh quá nhỏ, không đầy đủ các dải tần hay quá mỏng, đây chính là dấu hiệu nhận biết tín hiệu âm thanh đang bị kém.
Bài viết trên là một số thông tin, định nghĩa và lưu ý giúp các bạn trả lời cho câu hỏi “Trở kháng của Micro là gì?”. Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa rất hân hạnh được giúp ích các bạn trong việc giải đáp những thắc mắc, nếu quý bạn có nhu cầu đặt lịch dịch vụ sửa chữa hoặc cần hỗ trợ, tư vấn, xin hãy liên hệ đến HOTLINE 1900 2276 để nhận được phản hồi nhanh chóng nhé! Hẹn gặp các bạn ở những bài viết tiếp theo của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa!