Bạn có biết nước ta khoảng 600 tổ chức phi chính phủ đang hoạt động. Vậy thì rốt cuộc tổ chức phi chính phủ là gì. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về tổ chức phi chính phủ, vai trò và lợi ích mà nó mang đến nhé. 

1. Tổ chức phi chính phủ là gì?

1.1 Khái niệm

Theo Liên hợp quốc nêu định nghĩa thì tổ chức phi chính phủ (tiếng Anh là Non – governmental organization, viết tắt NGO) là một thuật ngữ được dùng để chỉ tổ chức, hiệp hội, cũng như các ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, hay các tập đoàn phi lợi nhuận hoặc những pháp nhân khác mà theo pháp luật thì nó sẽ không thuộc trong khu vực nhà nước và cũng không hoạt động vì lợi nhuận.

1.2 Phân loại tổ chức phi chính phủ là gì?

Tổ chức phi chính phủ hiện nay được phân loại theo rất nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây sẽ là những loại tổ chức phi chính phủ dựa trên định hướng hoạt động như sau:

Theo phạm vi hoạt động thì có 03 loại tổ chức phi chính phủ cơ bản sau:

  • Tổ chức phi chính phủ mang lại tính chất chính phủ có viết tắt là GONGO: Đây là tổ chức phi chính phủ do chính phủ lập ra hoặc là tổ chức hoàn toàn phụ thuộc ngân sách vào chính phủ.
  • Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia có viết tắt là NNGO: Đây là tổ chức phi chính phủ có những thành viên đều mang cùng một quốc tịch.
  • Tổ chức phi chính phủ quốc tế có viết tắt là INGO: Là tổ chức phi chính phủ thường hoạt động trên phạm vi quốc tế cũng như không được thành lập dựa trên thỏa thuận liên chính phủ.

Theo tính chất hoạt động thì lại chia thành có các loại tổ chức phi chính phủ sau:

  • Tổ chức phi chính phủ hoạt động theo mục tiêu là trợ giúp nhóm người yếu thế.
  • Tổ chức phi chính phủ có mục tiêu tôn giáo.
  • Tổ chức phi chính phủ hoạt động với mục tiêu hỗ trợ nghề nghiệp.

1.3 Các hình thức viện trợ dành cho tổ chức phi chính phủ

  • Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ thường được thể hiện thông qua 03 hình thức:
  • Viện trợ dưới hình thức các dự án, chương trình.
  • Viện trợ thông qua hình thức phi dự án (Bằng tiền hoặc là các loại hiện vật).
  • Viện trợ khẩn cấp dành cho những trường hợp có thiên tai, hay các tai họa khác.
Tổ chức phi chính phủ

2. Vai trò của tổ chức phi chính phủ hiện nay

Các tổ chức phi chính phủ được nhận định có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đó là:

  • Các tổ chức phi chính phủ tạo nên cầu nối để đẩy mạnh trao đổi thông tin liên lạc từ người dân đến với chính phủ và giữa các quốc gia: NGOs đẩy mạnh truyền thông để có thể thông báo cho chính phủ biết về những suy nghĩ hay mong muốn của người dân và thông báo cho nhân dân biết những kế hoạch và hoạch định của chính phủ. Song song đó NGOs còn góp phần giúp phát triển ngoại giao hay thu hút vốn đầu tư cho quốc gia cần hỗ trợ.
  • Các tổ chức phi chính phủ còn có vai trò thúc đẩy sự phát triển của xã hội: Những tổ chức phi chính phủ giúp tạo điều kiện cho công dân có thể đưa ra những sáng kiến cũng như sức lực của mình để có thể phát triển các giá trị xã hội. Bên cạnh đó, thông qua những hoạt động hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như: Môi trường, xóa đói giảm nghèo,… NGOs đã trao quyền cho các công dân để họ có thể tạo ra thay đổi cho chính quê hương của mình.
  • Các tổ chức phi chính phủ sẽ thay người dân nghèo nói lên tiếng nói của mình về những chính sách, chương trình của chính phủ: Điều này có thể được thực hiện thông qua những dự án, hay là các diễn đàn cộng đồng, những cuộc vận động thí điểm.
Tổ chức phi chính phủ là gì

3. Đặc điểm của các tổ chức phi chính phủ là gì?

Tổ chức phi chính phủ thường sẽ có các đặc điểm nổi bật sau:

  • Tổ chức phi chính phủ có mạng lưới kết nối xuyên quốc gia. Và đây chính là đặc điểm nổi bật nhất, góp phần tạo nên những cầu nối đầy giá trị góp phần thúc đẩy, từ đó lan tỏa các dự án, chương trình.
  • Tổ chức phi chính phủ thường sẽ hoạt động hầu như không vì mục đích thương mại mà sẽ vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Môi trường, giáo dục, y tế, văn hóa….
  • Tổ chức phi chính phủ thường sẽ có cơ cấu tổ chức chuyên nghiệp cũng như có sự giúp sức bởi các tình nguyện viên trong nhiều dự án khác nhau về xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người khuyết tật, bảo vệ môi trường, động vật…

4. Các hoạt động của những tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam

Việt Nam hiện nay đã có hơn 600 tổ chức phi chính phủ hiện đang hoạt động thường xuyên có chức năng cung cấp một nguồn viện trợ ổn định cho nước ta. Các tổ chức này có những hoạt động nổi bật như sau:

  • Lĩnh vực chính trị đối ngoại: Những tổ chức liên hệ giữ vai trò là sợi dây liên kết quan trọng giữa Việt Nam và nước ngoài. Tận dụng được lợi thế này, nhà nước mình cũng đã tạo dư luận quốc tế để họ ủng hộ chúng ta trong việc triển khai đường lối đối ngoại cũng như góp phần vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
  • Lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế: Một số tổ chức phi chính phủ của nước ngoài còn giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền lợi cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
  • Lĩnh vực phát triển xã hội: Cho đến năm 2023, những tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam cũng đã tài trợ hàng chục triệu đô để góp phần giúp cho các địa phương tại Việt Nam khắc phục được yếu kém về xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, các vấn đề xã hội…

Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu về tổ chức phi chính phủ là gì, phân loại và vai trò của nó. Nếu cần hỗ trợ thêm về các thuật ngữ khác mời bạn liên hệ Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa qua HOTLINE 1900 2276 nhé.

Đánh Giá
hotline