Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa.
Các hàm tính toán trong excel là vô tận. Biết bao nhiêu hàm hữu ích mà có thể bạn chưa biết đến. Đặc biệt trong đó có hàm Match và hàm Index. Có thể bạn đã nghe đến nhưng bạn có biết cách so sánh hàm Match và Index để xem 2 hàm này khác nhau như thế nào chưa? Nếu như bạn muốn tìm hiểu thì Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa sẽ hướng dẫn cho bạn. Bắt đầu thôi nào.
MỤC LỤC
1. Chức năng của mỗi loại hàm
1.1 Hàm Match
- Hàm Match là hàm phổ biến trong các hàm Excel, được dùng khá nhiều khi xử lý các bảng dữ liệu Excel và tính toán.
- Trong 1 bảng dữ liệu, khi bạn muốn tìm kiếm một giá trị xác định nào đó trong 1 mảng, hay phạm vi ô, hàm Match sẽ trả về đúng với vị trí của giá trị đó trong mảng hay trong phạm vi của bảng dữ liệu.
1.2 Hàm Index
- Hàm Index sẽ trả về một ô tham chiếu trong một mảng hoặc một dải nhất định.
- Nói một cách dễ hiểu, bạn sử dụng Index khi bạn biết (hoặc có thể tính toán) vị trí của một phần tử trong dải và bạn muốn nhận giá trị thực của phần tử đó.
Cùng tìm hiểu tiếp trong bài viết về cách so sánh hàm Match và Index thôi nào.
2. Cú pháp của hàm Match và hàm Index
2.1 Cú pháp hàm Match trong excel
=MATCH(lookup_value, lookup_array, [match_type])
Trong đó:
Lookup_value: giá trị cần xác định vị trí trong mảng dữ liệu lookup_array
Lookup_array: là mảng dữ liệu để xác định vị trí số thứ tự.
Match_type: không cần thiết hay bắt buộc, có thể là -1, 0 hoặc 1,mặc định là 1.
- -1: hàm Match sẽ tìm kiếm giá trị nhỏ nhất nhưng nó lại lớn hơn hoặc bằng với giá trị được tìm kiếm.
- 0: Khi sử dụng kiểu tìm kiếm này thì hàm Match sẽ tiến hành tìm kiếm những giá trị đầu tiên giống hoàn toàn với lookup_value. Còn những giá trị của lookup_array có thể được sắp xếp bằng bất kỳ giá trị nào.
- 1 hoặc bỏ qua: Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ hơn hoặc bằng giá trị tìm kiếm trong phạm vi tìm kiếm. Trong trường hợp người dùng sử dụng kiểu tìm kiếm này thì các giá trị của mảng tìm kiếm được sắp xếp theo thứ tự tăng dần, từ A -> Z từ nhỏ đến lớn.
2.2 Cú pháp hàm Index trong excel
=INDEX(array;row_num;[column_num])
Trong đó:
Array: là vùng ô hoặc một hàng số mảng nào đó;
Row_num: là chọn hàng trong mảng từ đó trả về một giá trị;
Column: là chọn một cột trong mảng từ đó trả về một giá trị;
Từ đây bạn đã có thể so sánh hàm Match và Index thông qua sự khác nhau của 2 hàm trong cách sử dụng rồi đúng không nào.
3. Những lưu ý khi sử dụng hàm Match
Khi sử hàm này bạn cũng cần nhớ những lưu ý sau đây:
- Hàm Match trong excel chỉ trả kết quả về vị trí tương đối mà cho ra giá trị
- Khi sử dụng được hàm này, bạn cần sắp xếp theo chiều tăng dần hoặc giảm dần.
- Nếu giá trị cần tìm vị trị bị trùng nhau, kết quả trả về vị trí đầu tiên nó gặp.
- Nếu giá trị cần tìm không có trong vùng tìm kiếm, kết quả sẽ báo lỗi #N/A.
4. Những lưu ý khi sử dụng hàm Index
Cũng tương tự hàm Match thì với hàm Index bạn cũng nên có một vài chú ý sau:
- Nếu đối số mảng chỉ bao gồm một hàng hoặc cột, thì bạn có thể xác định hoặc không xác định đối số row_num hoặc column_num tương ứng.
- Nếu đối số mảng bao gồm nhiều hơn một dòng và row_num bị bỏ qua hoặc bằng 0, thì hàm Index trả về một mảng của toàn bộ cột. Tương tự, nếu mảng bao gồm nhiều cột và đối số column_num bị bỏ qua hoặc bằng 0, công thức Index sẽ trả về toàn bộ hàng.
- Các đối số row_num và column_num phải tham chiếu đến một ô trong mảng; Nếu không, công thức Index sẽ trả về lỗi #REF!.
5. Chức năng chính khi kết hợp hàm Match và hàm Index
Đã so sánh hàm Match và Index rồi thì bạn có biết 2 hàm này cũng có thể kết hợp với nhau đấy. Và sự kết hợp này thực sự rất tuyệt vời bạn biết không. Hãy cùng khám phá xem sự tuyệt vời đó là gì nhé.
Tìm kiếm từ phải sang trái
Thật khó có hàm nào có thể tìm kiếm từ phải sang trái, thậm chí là hàm Vlookup cũng không thể.
Chèn hay xóa cột một cách an toàn
Nhiều hàm sẽ bị lỗi hay trả về kết quả không chính xác khi xóa hay thêm cột mới vào bảng cần tìm. Nhưng với sự kết hợp Index/Match thì chuyện đó khó có thể xảy ra được.
Xóa hay chèn cột mới vào bảng cần tìm mà không thay đổi kết quả
Đây là một lợi ích rất lớn, nhất là khi xử lý chuỗi dữ liệu lớn, vì bạn có khả năng chèn hay xóa mà không cần lo lắng về việc cập nhật mỗi công thức tìm kiếm liên quan.
Không đặt giới hạn cho kích thước dữ liệu cần tìm
Khi bạn cần tìm kiếm dữ liệu ở một chuỗi dài thì có thể sẽ bị báo lỗi #VALUE! đối với các hàm khác. Vậy nên nếu chuỗi dữ liệu của bạn chứa một chuỗi dài, thì hàm Index Match là giải pháp khả thi duy nhất.
Tốc độ xử lý dữ liệu nhanh
Bạn có tin được không khi việc sử dụng công thức kết hợp giữa hàm Match và hàm Index sẽ tăng tốc độ xử lý của excel lên 13 % so với công thức VLOOKUP tương tự đấy.
Hi vọng bài viết trên đã có thể giúp bạn so sánh hàm Match và Index. Ngoài ra khi gặp khó khăn gì cần trợ giúp gấp thì bạn hãy cứ gọi ngay cho Trung tâm sửa chữa điện lạnh- điện tử Limosa qua số HOTLINE 1900 2276 nhé.