Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa.

So sánh bếp điện với bếp từ thì loại nào tốt và tiện dụng hơn? Hiện nay bếp từ và bếp điện là hai loại bếp được khá nhiều hộ tiêu dùng lựa chọn để thay thế cho các loại bếp cũ truyền thống trước đây. Cả hai loại bếp này đều được đánh giá là an toàn và hiện đại hơn bếp truyền thống. Nhưng ưu nhược điểm bếp điện và bếp từ và bếp điện và bếp từ khác nhau như thế nào như thế nào hãy cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa chia sẻ trong bài viết này nhé.

Trung tâm sửa chữa điện lạnh - điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. So sánh bếp điện với bếp từ qua nguyên lý hoạt động

Người tiêu dùng hiện nay đang chuyển sang sử dụng bếp từ hoặc bếp điện bởi không chỉ an toàn hơn mà còn tiết kiệm năng lượng, thời gian đun nấu so với các loại bếp khác như gas hay than. Ngoài ra, 2 dòng bếp này còn có những ưu điểm riêng biệt mà nhiều khách hàng hiện nay chưa biết hoặc chưa nắm rõ, bởi 2 dòng bếp nhìn bề ngoài khá giống nhau nhưng lại có nhiều điểm khác biệt. Trước hết hãy cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động của bếp điện và bếp từ khác nhau như thế nào để dễ dàng so sánh bếp điện với bếp từ hơn nhé.

| Xem thêm bài viết: So sánh bếp từ hay bếp hồng ngoại.

1.1. Nguyên lý hoạt động của bếp điện

– Bếp điện hay còn gọi là bếp hồng ngoại, nguyên lý hoạt động của bếp điện là sử dụng dây phủ carbon hoặc dây vonfram siêu bền để đốt nóng trên mặt kính, từ đó truyền nhiệt từ mặt kính lên đáy nồi. 

– Vì vậy, bếp điện có thể sử dụng được tất cả các loại xoong nồi và vật dụng, như nồi gốm, sứ, thủy tinh, inox, nhôm… Đặc biệt đối với bếp điện chúng ta có thể nướng thức ăn trực tiếp trên bếp. 

– Do nguyên lý làm nóng mặt kính mới đến làm nóng đáy nồi, nên việc làm nóng thức ăn bằng bếp điện sẽ chậm hơn so với bếp từ, hiệu suất làm việc của bếp điện đạt khoảng 65% đến 75%. Với bếp điện, khi đun nấu, nhiệt lượng bị thất thoát một lượng ra môi trường bên ngoài nên sẽ khiến người sử dụng cảm thấy nóng. Khi nấu ăn tuyệt đối không được chạm tay vào bếp vì nhiệt rất cao và bạn có thể bị bỏng nếu vô tình chạm tay vào.

1.2. Nguyên lý hoạt động của bếp từ

– Nguyên lý làm việc của bếp từ là nguyên lý cảm ứng điện từ của dòng điện Fu-co. Khi bật bếp, sẽ có dòng điện chạy qua một cuộn dây đồng được đặt dưới mặt kính và tạo ra một từ trường trong phạm vi vài mm ở xung quanh mặt bếp. Đáy chảo làm bằng chất nhiễm từ trong khoảng phạm vi này sẽ tự nóng lên dưới tác động của từ trường và sinh ra nhiệt. 

– Nhiệt lượng này chỉ truyền vào đáy chảo và hoàn toàn không thất thoát ra môi trường. Không giống như các nguyên lý hoạt động của các loại bếp khác, nấu ăn trên bếp từ chỉ làm nóng chảo và bề mặt nấu hoàn toàn cách nhiệt. Nên sẽ tiết kiệm thời gian nấu, cũng như tiết kiệm được điện năng, và cũng an toàn khi sử dụng.

– Do bếp từ sử dụng nguyên lý của từ trường nên khi muốn sử dụng bếp từ để nấu ăn chúng ta phải sử dụng loại nồi chuyên dụng dành cho bếp từ, đó là nồi có đáy dày, đáy nhiễm từ và có thể hút được nam châm.

Thông qua những gì mà chúng tôi vừa chia sẻ về nguyên lý hoạt động của  2 loại bếp trên, bạn đã có thể dễ dàng so sánh bếp điện với bếp từ, nếu bạn đang có nhu cầu sửa bếp từ hãy liên hệ với Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa bất cứ khi nào nhé.

Xem thêm về dịch vụ sử bếp từ của chúng tôi tại đây

2. Ưu nhược điểm bếp điện và bếp từ

2.1. Ưu điểm của bếp điện

– Bếp điện sử dụng nhiệt độ cao để nấu chín thức ăn, sẽ giúp món ăn ngon hơn, dễ vệ sinh (phải để mặt kính nguội bớt). 

– Có thể nướng dễ dàng trên bề mặt bếp, không lo dính chảo, sử dụng đa dạng các loại chảo: inox, nhôm, gang, thủy tinh, đất nung, ngoài ra ta có thể lựa chọn bếp điện được thiết kế hai hoặc ba vòng nhiệt để tiết kiệm điện năng. 

– Bếp điện có thể sử dụng cho các món om, hầm rất tốt vì bếp điện có thể vẫn giữ được độ nóng từ ​​15 đến 20 phút sau khi tắt bếp.

2.2. Nhược điểm của bếp điện:

– Cần thời gian nguội sau khi nấu nên bề mặt rất nóng dù đã tắt bếp, dễ gây bỏng nếu không để ý. 

– Điện năng tiêu thụ cao hơn bếp từ do hiệu suất làm việc thấp hơn bếp từ, cũng như phải đợi 15 – 20 phút sau khi tắt bếp, bếp mới nguội hẳn.

2.3. Ưu điểm của bếp từ

– Do bề mặt của bếp từ làm từ chất liệu cao cấp, nên bạn chỉ cần một chiếc khăn ẩm là đủ để vệ sinh bếp, giúp không gian bếp và cả ngôi nhà luôn sạch sẽ.

– Đảm bảo an toàn sức khỏe người dùng do nhiệt sinh ra trực tiếp ở đáy nồi chứ không phải từ bề mặt bếp nên bề mặt bếp luôn được giữ mát ngoại trừ vùng nấu tiếp xúc với đáy nồi, và bếp không sinh ra khí CO, CO2,

– Do chỉ làm nóng bề mặt tiếp xúc của nồi nên hiệu suất đun nấu của bếp từ có thể đạt tới 90-95% khi sử dụng, giúp người nội trợ tiết kiệm thời gian nấu nướng nhanh chóng và tiết kiệm điện năng.

– Cài đặt sẵn các chế độ nấu, bảng điều khiển rõ ràng, dễ dàng quan sát và điều khiển nên rất thân thiện với người sử dụng.

– Bếp từ làm nóng đều cho toàn bộ phận của xoong nồi, thức ăn được làm nóng đều, độ tươi ngon của nguyên liệu cao hơn so với các loại nồi, chảo khác.

– Ngoài ra, có thể đạt hiệu quả cao dù trong sử dụng trong không gian kín hay ngoài trời.

2.4. Nhược điểm của bếp từ

– Kén nồi, bắt buộc phải dùng nồi inox nhiễm từ, không dùng được các loại nồi khác, nên phải thêm chi phí sắm lại toàn bộ nồi.

Qua phân tích trên chúng ta đã trả lời được câu hỏi so sánh bếp điện với bếp từ nên sử dụng loại nào rồi nhé. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hoặc tư vấn hãy liên hệ đến Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa qua HOTLINE 1900 2276 nhé. 

Limosa - Đơn vị sửa chữa hàng đầu Việt Nam
Limosa – Đơn vị sửa chữa hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)