Windows 11 sẽ không thể nào khởi động được nếu như bạn không bật tính năng Secure Boot trên máy tính của mình. Vậy Secure Boot là gì cũng như lý do tại sao nên sử dụng Secure Boot? Cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa theo dõi trong chia sẻ dưới đây để nắm được thông tin nhé. 

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Secure Boot là gì?

Secure Boot xuất hiện ở trong Windows 8, Windows 10, Windows 11 và 1 số những phiên bản Linux. Tính năng này đã được thiết kế nhằm để bảo vệ máy tính của bạn khỏi phần mềm độc hại bằng cách là xác minh rằng phần mềm mà bạn đang chạy đã được ký số bởi các cơ quan đáng tin cậy.

Vậy cụ thể Secure Boot là gì? Theo đó Secure Boot là 1 tính năng có trong nhiều hệ thống máy tính hiện đại sẽ giúp đảm bảo rằng chỉ phần mềm đáng tin cậy mới có thể chạy được ở trên hệ thống. Khi Secure Boot được bật, thì máy tính lúc này sẽ xác minh chữ ký số của bất kỳ chương trình hoặc là một phần mềm nào trước khi cho phép chúng chạy.

Quá trình xác minh này sẽ giúp cho việc ngăn vi-rút và phần mềm độc hại khác chạy ở trên hệ thống để đảm bảo máy tính của bạn được đảm bảo an toàn hơn. Secure Boot thông thường được sử dụng với những tính năng bảo mật khác như Data Encryption (mã hoá dữ liệu) cũng như Intrusion Detection (phát hiện xâm nhập) để giúp mang lại nhiều lớp bảo mật an toàn tốt nhất cho máy tính của bạn.

Secure Boot là gì

2. Secure Boot hoạt động thế nào?

Sau khi nắm được Secure Boot là gì thì việc Secure Boot hoạt động thế nào cũng rất được quan tâm. Theo đó, Secure Boot hoạt động bằng cách dùng  chữ ký điện tử để xác thực phần mềm hệ thống. Chữ ký điện tử sẽ đảm bảo hệ điều hành không bị can thiệp cũng như mọi thứ thuộc về hệ thống đều đến từ một nguồn đáng tin cậy.

Để 1 phần mềm được ký điện tử, thì nó sẽ được gửi đến cơ quan cấp chứng chỉ. Sau đó, thì cơ quan cấp chứng chỉ xác minh rằng phần mềm tới từ 1 nguồn đáng tin cậy và không bị giả mạo. Khi phần mềm này đã được xác minh thì cơ quan cấp chứng chỉ sẽ ký tên vào phần mềm bằng chữ ký điện tử (chữ ký số).

Và sau đó, phần mềm đã được ký số có thể chạy ở trên hệ thống đã bật Secure Boot. Nếu như chữ ký hợp lệ, lúc này Secure Boot sẽ cho phép phần mềm chạy bình thường. Nếu trong trường hợp ngược lại, thì hệ thống sẽ không cho chạy phần mềm.

3.  Lý do người dùng nên sử dụng Secure Boot?

Secure Boot chính là 1 tính năng bảo mật có giá trị nhằm bảo vệ hệ thống của bạn khỏi phần mềm độc hại, theo đó, bằng cách chỉ cho phép chạy phần mềm đã được xác thực bằng chữ ký số, bạn hoàn toàn có thể đảm bảo rằng máy tính của bạn đang chạy những phần mềm đáng tin cậy cũng như sẽ không bị giả mạo.

Mặc dù Secure Boot không phải là 1 giải pháp bảo mật hoàn hảo tuy nhiên thì nó có thể giúp làm cho hệ thống của bạn an toàn hơn bằng cách khiến cho các hacker khó chạy phần mềm độc hại ở trên máy tính của bạn hơn.

Lý do tại sao nên sử dụng Secure Boot

4. Có nên vô hiệu hóa Secure boot hay không?

Nếu như bạn đang sử dụng Windows 7 trở xuống thì bạn không cần quan tâm đến Secure boot bởi vì phần mềm này không được cài đặt trong hệ điều hành. Còn nếu như bạn đang sử dụng Windows 8 trở lên thì nếu như Secure boot làm cho máy tính của bạn bị giật lag hay là làm giảm hiệu suất làm việc thì bạn có thể tắt nó đi. Khi Secure boot bị vô hiệu hóa thì lúc này sẽ không gây ra bất kỳ lỗi gì cho máy tính của bạn, và chỉ là giờ đây máy tính của bạn đã mất đi 1 lớp bảo vệ khỏi các tệp độc hại.

Tuy nhiên, thì lời khuyên chân thành là bạn không nên tắt Secure boot, và thay vào đó hãy cấp phép cho các  phần mềm, công cụ, tệp tin hay mã nguồn ở trong phần cài đặt để Secure boot có thể nhận diện và cho qua.

5. Hạn chế khi dùng Secure Boot là gì?

Một nhược điểm mà khi sử dụng Secure Boot có thể gặp phải là nó có thể khiến việc sử dụng phần mềm chưa được ký số trên hệ thống của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Nếu như bạn cần chạy phần mềm chưa được ký điện tử, thì bạn sẽ cần tắt tính năng Secure Boot ở trong cài đặt BIOS của máy tính.

Một nhược điểm khác của Secure Boot chính là nó có thể khiến việc khởi động kép (Dual Boot) hệ thống sẽ trở nên khó khăn hơn. Nếu như bạn cần cài đặt song song Windows 10 và Windows 11 ở trên máy tính của mình, thì bạn sẽ cần tắt Secure Boot.

Nhìn chung, sẽ có một vài nhược điểm khi bạn sử dụng tính năng Secure Boot. Nhưng tuy nhiên, những lợi ích bảo mật vượt trội mà tính năng này đem tới thì vẫn đáng để sử dụng trên máy tính.

Hy vọng bài viết trên của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa đã giúp bạn có thêm thông tin để hiểu rõ hơn về Secure boot là gì cũng như những thông tin bổ ích liên quan đến trình bảo vệ máy tính của bạn ngay từ khâu khởi động. Chúc bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời!

🍀🍀 Quý đọc giả nếu có quan tâm đến một số dịch vụ hữu ích cần cho việc sửa chữa máy lạnh của mình tại Limosa vui lòng tham khảo tại đây :

👉 Sửa máy lạnh

👉 Vệ sinh máy lạnh

👉 Bơm ga máy lạnh

👉 Tháo lắp máy lạnh

Trung tâm sửa chữa Limosa
Trung tâm sửa chữa Limosa
Đánh Giá
hotline