Máy tính là một thiết bị điện tử quen thuộc nhưng không phải ai cũng nắm được nguyên tắc hoạt động của máy tính. Trong bài viết dưới đây, Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa sẽ tổng hợp các kiến thức cần thiết có liên quan để bạn có thể nắm được.
1. Nguyên tắc hoạt động của máy tính
1.1. Nguyên tắc điều khiển bằng chương trình
Những chương trình được lập trình trước (hay còn gọi là phần mềm, ứng dụng) và lưu trữ sẵn trong Bộ nhớ sẽ giúp máy tính có thể tự vận hành mà không cần có sự can thiệp của người dùng trong quá trình xử lý dữ liệu. Theo đó, hiện thực hóa ý tưởng về một chương trình lưu trữ và được xử lý bởi hệ số nhị phân.
Máy tính sẽ hoạt động theo chu kỳ sau: Nhận lệnh (từ người dùng – thông qua công cụ nhập liệu như chuột, bàn phím hoặc chạm cảm ứng, bằng giọng nói,…) >> Giải mã lệnh (CPU sẽ “đọc” và giải mã lệnh mà người dùng nhập vào, tùy thuộc vào cấu trúc câu lệnh mà CPU sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình phù hợp để giải mã chính xác lệnh mà người dùng đưa vào) >> Thực hiện lệnh (Sau khi giải mã lệnh, thì máy tính sẽ trả lại kết quả dựa trên việc thực hiện yêu cầu mà người dùng đưa ra.
Ví dụ, nếu như người dùng nháy đúp chuột 2 lần vào biểu tượng Microsoft Word trên desktop thì sẽ mở ra phần mềm soạn thảo văn bản).
1.2. Nguyên tắc truy cập theo địa chỉ
Nguyên tắc hoạt động của máy tính tiếp theo là truy cập theo địa chỉ. Theo nguyên tắc này, các dữ liệu, thông tin sau khi xử lý đều được tự động đưa vào bộ nhớ và lưu trữ tại các vùng đã được đánh địa chỉ mặc định. Trường hợp nếu như không muốn lưu trữ tại các địa chỉ mặc định thì người dùng cần tự lựa chọn một nơi muốn lưu trữ thông tin.
2. Phương thức kết nối thiết bị ngoại vi với máy tính
2.1. Phương thức kết nối nguồn điện với máy tính
Với mỗi một loại máy tính, sẽ có các vị trí kết nối nguồn điện với máy tính khác nhau. Với máy tính để bàn, thì để kết nối máy tính với nguồn điện, người dùng cần xem phần thùng máy hay được gọi là “cây” máy tính – case. Mỗi bộ máy tính đầy đủ sẽ có dây cắm nối case máy tính với ổ điện.
Đối với máy tính xách tay, thì vị trí kết nối nguồn điện với máy tính thường được thiết kế ở cạnh bên phải phần bàn phím hoặc là phía sau màn hình.
Đối với máy tính bảng, thì thiết bị kết nối máy tính với nguồn điện gọi là dây cáp – cáp sạc (Cable) và Cục sạc (Adaptor). Sau khi đã kết nối máy tính với nguồn điện, quá trình khởi động máy tính sẽ diễn ra như sau.
- Người dùng nhấn nút Power để tiến hành bật máy tính. Thông thường thì nút power được ký hiệu bởi các chữ cái O, C, I xếp chồng lên nhau.
- Một số máy tính, ví dụ như máy tính để bàn, nút power này được thiết kế là nút tròn to màu đen hoặc là xám phụ thuộc vào nhà sản xuất, bên dưới nút nguồn có ghi “Power”.
- ROM BIOS (hoặc các ROM ở các thiết bị mở rộng khác) sẽ khởi động.
- Ổ đĩa của máy sẽ khởi động.
- Hệ điều hành khởi động. Theo đó thì quá trình khởi động đã kết thúc. Người dùng có thể bắt đầu các thao tác với máy tính.
2.2. Cổng kết nối bàn phím và chuột
Tùy thuộc vào từng loại máy tính mà các cổng kết nối này sẽ được thiết kế khác nhau.
Đối với máy tính để bàn (loại có thùng máy to đi kèm) thì cổng này sẽ được thiết kế phía sau thùng máy. Những thùng máy sẽ được thiết kế nhiều cổng kết nối, trong đó thì có cổng kết nối bàn phím và cổng kết nối chuột. Chuột và bàn phím thông thường có dây nối, khi kết nối vào case máy thì cần quan sát kỹ hình dạng của đầu dây cắm và chiều cắm, tránh làm cong hoặc là làm gẫy chân cắm.
Với máy tính xách tay, thì phần bàn phím được gắn luôn vào thân máy nên thông thường, chúng sẽ không phải sử dụng tới bàn phím rời. Tuy nhiên trong trường hợp bàn phím máy gặp trục trặc hoặc là người dùng muốn sử dụng bàn phím rời thì nhà sản xuất rất “tâm lý” ở trong việc thiết kế các cổng kết nối (khe cắm) ở hai cạnh bên của Laptop để người dùng kết nối bàn phím rời, kết nối chuột dây hoặc chuột không dây, khe cắm loa, tai nghe,….
2.3. Cổng kết nối USB
USB với tên viết tắt của Universal Serial Bus được hiểu là chuẩn kết nối giữa máy tính với thiết bị điện tử khác. Với cổng USB, thiết bị điện tử khác có thể dùng cáp nối (cable) để kết nối đến máy tính.
Khi kết nối qua cổng này, những thiết bị điện tử có thể truyền dữ liệu tới máy tính hoặc coi máy tính như 1 nguồn cung cấp điện năng hoạt động mà không cần kết nối vào ổ điện.
Cổng USB là loại cổng rất đa năng, nó có thể thay thế các cổng kết nối nối tiếp hoặc là các cổng kết nối song song, kết nối được nhiều thiết bị điện tử khác nhau. Số lượng cổng USB thông thường là 3 hoặc 5 cổng trên một main.
2.4. Cổng giao tiếp mạng nội bộ
Cổng này hay gọi là Ethernet, Lan. Cổng này thông thường được cấu tạo gồm hai đầu giống nhau ở hai thiết bị là máy tính và modem. Máy tính và modem ADSL hoặc là Router sẽ được kết nối với nhau bởi dây mạng sẽ giúp truyền dữ liệu để truy cập Internet.
ADSL là viết tắt của Asymmetric Digital Subscriber Line – dịch thô là Đường dây thuê bao kỹ thuật số không đối xứng, tuy nhiên thì cách hiểu thông dụng là mạng internet sử dụng cáp đồng. ADSL gồm 2 kênh thông tin là Điện thoại và Internet cho phép người dùng vừa sử dụng dịch vụ điện thoại và vừa sử dụng dịch vụ internet thông qua đường dây kết nối.
2.5. Cổng giao tiếp thiết bị âm thanh
Cổng giao tiếp thiết bị âm thanh chính là cổng được dùng để kết nối với các thiết bị như loa, tai nghe hoặc micro. Với máy tính để bàn, thông thường có 3 cổng, 1 cổng dùng để truyền âm thanh từ máy tính ra ngoài (để kết nối loa hoặc tai nghe), và 1 cổng dùng để nhận – truyền âm thanh từ ngoài vào (kết nối với micro) và cổng sử dụng để lấy tín hiệu âm thanh từ các thiết bị bên ngoài khác truyền vào máy tính.
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa trên đây đã chia sẻ tới bạn nguyên tắc hoạt động của máy tính cũng như phương thức kết nối thiết bị ngoại vi với máy tính. Nếu bạn còn vấn đề nào cần giải đáp, liên hệ qua website Limosa.vn để được hỗ trợ nhé.