Đồng hồ cơ được vận hành bằng một cỗ máy cực kỳ phức tạp và tinh xảo, và đây là niềm tự hào của ngành kỹ thuật cơ khí và công nghệ chế tác đồng hồ. Nếu như bạn muốn biết cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của đồng hồ cơ thì hãy theo dõi trong chia sẻ của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa ngay dưới đây nhé.
MỤC LỤC
1. Tìm hiểu về đồng hồ cơ
Trước khi đi vào giải đáp nguyên tắc hoạt động của đồng hồ cơ thì hãy cùng tìm hiểu cơ bản về đồng hồ cơ nhé.
1.1. Khái niệm
Đồng hồ cơ là mẫu đồng hồ vận hành bằng bộ chuyển động cơ khí, gồm dây tóc, bánh răng, gioăng,… được lắp ráp và liên kết với nhau.
Đồng hồ cơ được phát minh bởi 1 tu sĩ người Ý vào năm 1275. Ban đầu thì cỗ máy này rất cồng kềnh, và về sau được thu gọn lại và trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, cho tới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cỗ máy ấy đã gần hoàn thiện như ngày nay. Đây chính là mốc thời gian đánh dấu thời đại của của đồng hồ đeo tay sử dụng cỗ máy nhỏ hơn, mỏng hơn cũng như có cơ chế tự động lên dây.
1.2. Cấu tạo của đồng hồ cơ
1.2.1. Vỏ đồng hồ – Case
Phần vỏ đồng hồ sẽ gồm thân chính, vòng bezel, mặt kính, nắp lưng. Công dụng chính của vỏ chính là bảo vệ cỗ máy khỏi những va đập, tác động từ môi trường bên ngoài, chống, ngăn ngừa hóa chất, bụi bẩn xâm nhập. Bên cạnh việc chế tác bộ vỏ tinh xảo là cách thể hiện được hết phong cách cũng như giá trị của sản phẩm, thương hiệu.
- Thân chính và bezel thông thường được sản xuất bằng kim loại, chủ yếu là thép không gỉ 316L để giúp gia tăng sự bền bỉ.
- Mặt kính đồng hồ có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau, phụ thuộc vào nhà sản xuất và giá trị của sản phẩm, tuy nhiên chủ yếu là: kính cứng, kính sapphire.
- Nắp lưng là bộ phận ít được người dùng chú ý đến, bởi nó thường nằm ở mặt sau đồng hồ nên không ít được phô trương. Nguyên liệu chính sản xuất nắp lưng thường là kim loại (thép không gỉ) hoặc là kính trong suốt.
1.2.2. Kim chỉ giờ – Hand
Trong cấu tạo đồng hồ cơ thì không thể thiếu chiếc kim chỉ giờ, nó là một phần rất quan trọng và được khách hàng chú ý khi chọn mua. Kim có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng khác nhau và có tên gọi riêng. Thông thường thì 1 bộ sẽ gồm 3 kim (giờ, phút, giây), và ở một số mẫu có thể lược bỏ kim giây. Chức năng chính của bộ kim chính là quay tròn trên thang đong đếm thời gian.
1.2.3. Mặt số – Dial
Mặt số là nơi bộ kim, thang đo thời gian và những chức năng chính của đồng hồ được gắn lên, ví dụ khung cửa sổ lịch, mặt số phụ, ô cửa sổ lộ cơ,… Thông thường thì mặt số này sẽ được làm bằng 1 tấm kim loại mỏng, nhựa cao cấp hoặc là thủy tinh. Tùy thuộc theo thiết kế và phong cách chủ đạo của sản phẩm mà nhà sản xuất chế tác hình dáng mặt đồng hồ, có thể là mặt tròn, mặt vuông, mặt chữ nhật hoặc là mặt oval,…
1.2.4. Bộ máy (Movement)
Cấu tạo đồng hồ đeo tay thì không thể nào thiếu đi bộ máy, bởi đây là trái tim, là nguồn sống của đồng hồ. Bộ máy cơ thông thường được cấu tạo từ rất nhiều chi tiết phức tạp, cầu kỳ và tỉ mỉ. Ở 1 số thiết kế sẽ còn thêm tính năng ví dụ như bấm giờ thể thao, lịch mặt trăng, mặt trời, lịch tuần trăng,…
2. Nguyên tắc hoạt động của đồng hồ cơ
Vậy nguyên tắc hoạt động của đồng hồ cơ như thế nào? Khi dây cót đồng hồ được lên bằng việc vặn núm điều chỉnh, thì nguồn năng lượng sẽ bắt đầu truyền tới bánh răng cuộn (bộ phận liên kết trực tiếp với núm) và truyền cho bánh cóc. Bánh cóc lúc này sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ để cho dây cót cuộn chặt lại. Năng lượng được sinh ra từ việc kéo giãn dây cót, tuy nhiên việc kéo giãn này phải được kiểm soát để đảm bảo diễn ra thật chậm rãi.
Và quá trình kiểm soát quá trình này giúp cho nguồn năng lượng không bị mất đi. Dây cót sẽ được nối với bánh xe trung tâm, bao gồm ít nhất 4 bánh răng riêng biệt và chịu trách nhiệm chuyển phần năng lượng lưu trữ đến bánh xe gai. Tiếp theo thì bánh xe gai sẽ truyền lực đến đòn bẩy, đòn bẩy đón nhận đủ năng lượng cho bánh xe cân bằng và bánh xe này sẽ đập hoặc là dao động theo chuyển động tròn, sợi tóc nằm ở bên trong có chức năng kiểm soát dao động, giúp cho bánh xe hoạt động ổn định và chính xác.
Cuối cùng, sau khi đã cân bằng nguồn năng lượng, kim giờ và phút sẽ hoạt động dựa trên tần số dao động của bánh xe cân bằng. Nguyên tắc hoạt động của đồng hồ cơ này phù hợp với hầu hết đồng hồ đeo tay sử dụng bộ máy cơ học.
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ automatic: Đối với đồng hồ tự động lên dây cót, khi đeo vào tay và vận động cổ tay thường xuyên giúp cho bánh đà (rotor) bên trong tự động di chuyển cũng như tạo ra năng lượng mà không cần lên dây cót thủ công. Năng lượng lúc này sẽ được chuyển xuống cầu nối, cầu nối tiếp nhận thông qua cách bánh răng truyền xuống bánh xe cân bằng cũng như dây tóc.
3. Những ưu điểm và nhược điểm của đồng hồ cơ
3.1. Ưu điểm của đồng hồ cơ
Đồng hồ cơ là nhân chứng lịch sử, chứa đựng những gì quý giá nhất của công nghệ chế tạo đồng hồ qua hàng thế kỷ, theo đó, dòng sản phẩm này không chỉ đơn thuần là một thiết bị xem giờ, mà còn đây là một tác phẩm nghệ thuật giá trị.
Khi sử dụng đồng hồ cơ, thì bạn chẳng phải lo lắng đến việc thay pin, chỉ cần lên dây cót, đồng hồ sẽ tự hoạt động, tuổi thọ cũng cao hơn nhiều so với các cỗ máy khác.
Khả năng chịu nước của đồng hồ cơ cũng được đánh giá là tốt nhất, bởi vì chúng sẽ trải qua công đoạn kiểm định nghiêm ngặt cả về khả năng chịu áp lực, phần vỏ cũng như các linh kiện lắp ráp ăn khớp tuyệt đối, hạn chế việc phải tháo rời nên nước không thể lọt vào.
3.2. Nhược điểm của đồng hồ cơ
Điểm hạn chế đầu tiên của đồng hồ cơ đó chính là giá trị cao, bởi để sản xuất dòng đồng hồ này, người nghệ nhân phải mất nhiều thời gian và công sức.
Bên cạnh đó thì đồng hồ cơ cũng sai số nhiều hơn so với đồng hồ pin, lý do bởi vì sự ma sát giữa các chi tiết máy khiến cho bộ phận hoạt động không đúng nguyên lý ban đầu. Người dùng sẽ phải thường xuyên lên dây cót cho đồng hồ, điều này khiến cho chúng ta tốn khá nhiều thời gian.
Do sự phức tạp của mình mà đồng hồ cơ cũng khó sửa chữa hơn so với đồng hồ pin, chi phí sửa chữa và thay thế linh kiện cũng không hề rẻ.
Trên đây là chi tiết cấu tạo của đồng hồ cơ và nguyên tắc hoạt động của đồng hồ cơ mà Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa chia sẻ tới bạn. Truy cập thêm website Limosa.vn để biết thêm nhiều kiến thức về đồng hồ nhé.