Bạn đang thắc mắc Key Partnership là ai, Trung tâm sửa chữa Điện lạnh – Điện tử Limosa mời bạn xem bài viết dưới đây. Key Partnership gắn liền với mô hình kinh doanh BMC. 

1. Key Partnership là ai?

Key Partnership chính là đối tác chính của doanh nghiệp. 

Đây là tất cả những bên có liên quan đến quá trình hoạt động cũng như tạo ra giá trị của doanh nghiệp có thể kể đến như nhà cung cấp, người bán lẻ, nhà phân phối, đơn vị quảng cáo…

Có 4 loại quan hệ đối tác chính, có thể kể đến bao gồm:

– Liên minh chiến lược giữa những đối thủ cạnh tranh.

– Liên minh chiến lược giữa những đối thủ không cạnh tranh.

– Hợp tác.

– Mối quan hệ giữa người bán – người mua.

Key Partnership là một trong các yếu tố của mô hình kinh doanh BMC. Một số câu hỏi gợi ý để giúp bạn xác định thông tin về đối tác chính trong BMC:

– Đối tác hoặc đơn vị cung cấp chính của doanh nghiệp là ai?

– Những nguồn lực chính là đến từ đối tác nào?

– Những lợi ích nào mà doanh nghiệp có được đến từ các mối quan hệ đối tác?

Key Partnership

2. Định nghĩa mô hình kinh doanh BMC là gì?

BMC chính từ là viết tắt của Business Model Canvas. Đây là một mô hình thể hiện chiến lược kinh doanh toàn diện cho doanh nghiệp được rất nhiều startup sử dụng. Nói dễ hiểu thì mô hình kinh doanh BMC cung cấp một cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp một cách ngắn gọn tuy nhiên chi tiết thông qua các yếu tố chính mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có trước khi hoạt động.

BMC được dùng trong nhiều loại hình kinh doanh với các mục đích khác nhau như:

– Hiểu về mức độ cạnh tranh ở trên thị trường.

– Thiết kế, thử nghiệm cũng như xây dựng các công cụ tăng trưởng mới.

– Lập kế hoạch, phát triển chiến lược.

– Quyết định đầu tư, sáp nhập và mua lại.

– Thực thi các chiến lược rút lui như IPO.

Key Partnership là gì

3. Một vài yếu tố của mô hình kinh doanh BMC bao gồm

Ngoài thắc mắc Key Partnership là ai thì cũng còn nhiều yếu tố khác liên quan đến mô hình kinh doanh BMC. Cụ thể bên dưới đây.

3.1 Phân khúc khách hàng – Customer segment

Tuỳ thuộc vào định hướng mà từng doanh nghiệp sẽ có một hoặc một vài phân khúc khách hàng khác nhau. Đây chính là nhóm đối tượng mà doanh nghiệp sẽ hướng tới để tạo ra các sản phẩm, các chiến dịch quảng cáo đánh thẳng vào “insight” của khách hàng để thúc đẩy cho mục đích mua hàng.

3.2 Giá trị cam kết – Value proposition

Đây chính là một khái niệm marketing vô cùng quen thuộc và cũng là một yếu tố bất kỳ nhà khởi nghiệp nào cũng cần hiểu thật rõ để thành công. Giá trị cam kết của một sản phẩm chính là các lợi ích sản phẩm mang đến cho khách hàng khi họ mua nó. Các lợi ích này không chỉ là những lợi ích đơn thuần mà còn là các đặc điểm khiến sản phẩm của bạn nổi trội hơn đối thủ.

3.3 Những kênh truyền thông – Channels

Đây có thể chính là những kênh truyền thông hoặc các kênh phân phối mà doanh nghiệp dùng nó để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Hiện nay thì có nhiều loại kênh phân phối khác nhau như online, offline, trực tiếp, gián tiếp,.. Và tùy theo nhu cầu, mục đích cũng như điều kiện kinh tế mà doanh nghiệp có thể chọn cho mình những kênh phù hợp. 

3.4 Nguồn lực chính của doanh nghiệp – Key resources

Key resources được hiểu là những yếu tố nội tại bên trong giúp doanh nghiệp hình thành, phát triển cũng như duy trì hoạt động. Những nguồn lực có thể kể đến là nguồn lực về tài chính (vốn), nguồn lực về tài nguyên, nguồn lực về trí tuệ (yếu tố con người)…

3.5 Dòng doanh thu – Revenue streams

Dòng doanh thu chính là nguồn tiền công ty thu được sau khi cung cấp các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ cho khách hàng sau khi đã trừ hết tất cả chi phí. Dòng doanh thu quan trọng cũng như được chú ý hàng đầu vì nó là mục tiêu hoạt động chính của hầu hết công ty.

3.6 Quan hệ khách hàng – Customer relationships

Đây chính là yếu tố quan trọng của một doanh nghiệp vì nó là nguồn nuôi dưỡng những yếu tố khác. Nó bao gồm tất cả những gì liên quan đến mối quan hệ của doanh nghiệp và khách hàng. Yếu tố này gồm cách thức công ty bạn lựa chọn để có thể duy trì quan hệ với khách hàng, cách bạn thu hút khách hàng mới, cũng như giữ chân và chăm sóc khách hàng cũ..

3.7 Hoạt động chủ đạo – Key activities

Là các hoạt động quan trọng mà doanh nghiệp cần làm để duy trì bộ máy tổ chức của mình. “Hoạt động chính” của doanh nghiệp được thực hiện dựa vào “nguồn lực” của doanh nghiệp để từ đó tạo ra “dòng doanh thu”. Đây chính là ba yếu tố tỉ lệ thuận với nhau.

3.8 Cơ cấu chi phí – Cost structure

Đây chính là nơi mô tả các khoản chi phí mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra giá trị cho khách hàng và lợi nhuận cho mình. Yếu tố này bao gồm các khoản phí như lương nhân viên, chi phí quảng cáo, chi phí sản xuất… Các nhà đầu tư sẽ nhìn vào cơ cấu chi phí của một công ty để có thể quyết định chi tiền đầu tư.

Ở trên là giải đáp thắc mắc Key Partnership là ai. Ngoài ra Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa còn nhận sửa các thiết bị máy móc với giá rẻ, uy tín và tận nhà, bạn hãy gọi đến số HOTLINE 1900 2276 khi cần nhé.

🍀🍀 Quý đọc giả nếu có quan tâm đến một số dịch vụ hữu ích cần cho việc sửa chữa đồ điện gia dụng của mình tại Limosa vui lòng tham khảo tại đây :

👉 Sửa máy nước nóng lạnh

👉 Sửa cây nước nóng lạnh

👉 Sửa máy lọc nước

👉 Thay lõi lọc nước

Đánh Giá
hotline