Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa.

Bạn lo lắng không biết đo rèm và lắp đặt rèm kéo tự động cho phù hợp với nhu cầu và mang lại trải nghiệm tốt nhất? Hãy để Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa đến giới thiệu về hướng dẫn đo rèm và lắp rèm kéo tự động với bài viết tuy ngắn gọn nhưng tuyệt vời nhất dưới đây. 

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Rèm kéo tự động là gì?

Trước khi hướng dẫn đo rèm và lắp rèm kéo tự động, chúng ta phải giới thiệu đây là thiết bị thông minh gì. Rèm cửa thông minh với khả năng tự động thông qua điều khiển từ xa. Vải rèm có thể tự di chuyển đóng mở, tự động hóa theo lịch trình được người dùng thiết lập. Tuy nhiên, để lựa chọn kích thước rèm phù hợp với từng loại rèm khác nhau là điều băn khoăn mà các chủ nhà gặp phải.

Hướng dẫn đo rèm và lắp rèm kéo tự động

2. Kích thước hốc rèm âm trần như thế nào là hợp lý?

Hốc rèm âm trần thường được thế kế âm sâu hơn so với mặt bằng trần nhà khoảng 10-20 cm. Đó cũng là vị trí dùng để lắp thanh ray treo rèm cửa. Nhờ thiết kế âm bên trên giúp thanh ray rèm sau khi lắp đặt sẽ không bị lộ ra ngoài. Điều này góp phần tạo thẩm mĩ, và sự liền mạch trong thiết kế nội thất trong hướng dẫn đo rèm và lắp rèm kéo tự động.

Dưới đây là những gợi ý kích thước hốc rèm âm trần cho những kiều rèm phổ biến hiện nay.

  • Đối với rèm 1 lớp: Hốc rèm có chiều rộng khoảng 10cm đối với ray thẳng. Và 20cm đối với thanh ray cong.
  • Đối với rèm 2 lớp: Hốc rèm có chiều rộng khoảng 20cm đối với ray thẳng. Và 30cm đối với thanh ray cong.
đo rèm và lắp rèm kéo tự động

3. Hướng dẫn đo rèm và lắp rèm kéo tự động

3.1. Vị trí đặt ổ cắm để cấp nguồn cho động cơ

Để xác định vị trí đặt ổ cắm, trước hết bạn cần chọn vị trí đặt động cơ rèm phù hợp. Tùy theo thiết kế nội thất, cũng như vị trí cửa ra vào. Mà bạn có thế quyết định đặt động cơ bên phải hay bên trái của thanh ray treo rèm thông minh.

Một số mẹo nhỏ khi chọn bên để đặt động cơ rèm:

  • Đối với rèm mở về 1 bên, nên đặt động cơ ở đầu rèm. Để đảm bảo khi rèm được mở hết động cơ sẽ được che kín sau vải.
  • Đối với rèm mở từ giữa ra 2 bên. Nên đặt động cơ trong góc sofa, vị trí ít người ra vào, góc bên tường khuất. Tránh để động cơ bên sát cửa ra vào.

Sau khi đã xác định được vị trí đặt động cơ. Bạn nên đặt ổ cắm trên tường cùng phía với động cơ. Lưu ý, ổ cắm cần cách trần nhà khoảng 40cm và nằm ở vị trí trung tâm của độ rộng hốc âm trần.

3.2. Cách đo chiều dài thanh ray treo rèm thông minh

Trường hợp cửa sổ hay cửa ra vào có tâm cửa trùng với tâm bức tường hoặc tường 2 bên đối xứng nhau:

  • Nếu diện tích của 2 bên tường còn lại quá lớn. Chiều dài thanh ray treo rèm = Chiều rộng cửa + 60cm (30cm mỗi bên)
  • Đối với thiết kế tâm cửa nằm ở tâm bức tường, diện tích tường 2 bên không quá lớn, Hốc rèm bằng khoảng cách giữa 2 tường. Nên đo chiều dài thanh ray rèm = khoảng cách giữa 2 tường – 4cm (2cm mỗi bên) để có thể lắp đặt.

3.3. Dùng rèm cửa mở 1 bên hay mở từ giữa ra hai bên

Việc lựa chon rèm sẽ phụ thuộc từ các kiểu thiết kế kiến trúc khác nhau mà người dùng có thể chọn loại rèm cho phù hợp.

Trường hợp rèm mở từ giữa ra 2 bên:

  • Các cửa sổ lớn hơn 1,5 mét, thiết kế đối xứng, tâm cửa trùng với tầm tường.
  • Các loại cửa ra vào, cửa ra ban công, khu vực tường lớn, có thiết kế cân đối, hài hòa.

Trường hợp rèm mở về 1 bên:

  • Cửa nhỏ khoảng 1,5 mét trở xuống.
  • Vị trí đặt cửa lệch sang 1 bên so với tâm tường.
  • Vị trí cửa đi ra ban công nhỏ.

3.4. Vị trí lắp đặt thanh ray rèm thông minh

Bạn có thể lắp đặt thanh ray trên trần nhà hoặc trên tường, tùy theo thiết kế và điều kiện thực tế.

4. Cách lắp rèm âm trần

  • Dùng bút đánh dấu vị trí của thanh treo rèm. Nếu không có trần thạch cao thì có thể tạo hộp rèm để giấu lá rèm vào bên trong.
  • Khoan lỗ, bắn vít cố định hộp rèm giả hoặc thanh ray lên trần
  • Dùng móc chuyên dụng xâu các đoạn đỉnh rèm đã may sẵn vài các lỗ xâu của thanh ray.
  • Chỉnh sửa tổng thể cho rèm không bị chùn, nhăn để tạo ra sản phẩm ưng ý.

5. Cách lắp rèm thanh định vị

Rèm định vị bao gồm 4 phần bao gồm: Lớp nhôm cao cấp chống rỉ sét bên ngoài, lớp nhựa chống ồn bên trong, các con bi chạy bên trong lớp nhựa, và nắp đầu chụp 2 bên.

  • Lớp nhôm bên ngoài: Được sản xuất từ nhôm nguyên chất, sản phẩm thuộc nhôm cao cấp giúp chống rỉ sét bởi các tác nhân môi trường bên ngoài.
  • Lớp nhựa bên trong: Được sản xuất từ nhựa polyester chứng năng chính là giúp chống ồn khi bộ rèm được kéo ra kéo vào.
  • Bi chạy: Được sản xuất từ nhựa, có các vòng tròn sắt giúp kết nối các bộ màn vải để định vị lên thanh rèm. Với 2 bánh bánh bằng nhựa nên khi kéo sẽ hạn chế tối đa tiếng ồn.
  • Đầu chụp thanh ray: Được sản xuất từ nhựa, nắp chụp này sẽ giúp cố định 2 đầu cây rèm giúp các bộ rèm không bị rớt ra ngoài.

Limosa vừa giới thiệu đến cho bạn thông tin bổ ích ở bài viết trên. Nếu khách hàng còn bất kỳ vấn đề thắc mắc nào hay có nhu cầu được tư vấn thêm về hướng dẫn đo rèm và lắp rèm kéo tự động, gọi ngay đến HOTLINE 1900 2276 để Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa hỗ trợ tư vấn chi tiết ngay trong cuộc điện thoại này nhé!

Limosa - Đơn vị sửa chữa hàng đầu Việt Nam
Limosa – Đơn vị sửa chữa hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
hotline