Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

Mixer Yamaha là một cái tên vô cùng quen thuộc trong giới âm nhạc chuyên nghiệp. Bạn muốn sử dụng nó để nâng cao nhu cầu âm nhạc của mình mà chưa biết cách sử dụng? Đừng lo Trung tâm sửa chữa điện tử – điện lạnh Limosa sẽ mách bạn cách chỉnh mixer yamaha hay nói cách khác là hướng dẫn chỉnh mixer yamaha ngay dưới đây!

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Hướng dẫn chỉnh Mixer Yamaha.

  • Hệ thống dây cắm:
    • Cắm micro và các nhạc cụ theo thứ tự thích hợp nhất (Lưu ý các micro nên ở một nhóm và nhạc cụ ở một nhóm).
    • Toàn bộ micro cắm vào jack XLR. Nếu micro là loại dynamic, đừng mở Phantom power. Nhưng nếu micro là loại condenser, bạn PHẢI mở Phantom power và cắm vào ngõ XLR mới hoạt động được.
    • Nhạc cụ cắm vào jack 6 ly.
    • Nối Send Effect của Mixer vào Input của Effect, và Output của Effect vào Return của mixer.
    • Nối L/R master vào Equalizer.
    • Nối Aux out 1 – 2 vô hệ thống ampli-loa kiểm tra.
    • Nếu mixer của bạn có Subgroup hãy chia chúng theo theo từng nhóm.
    • Chỉnh toàn bộ Gain (trim) về vị trí nhỏ nhất (tối đa bên trái), kéo toàn bộ các fader volume ở mức nhỏ nhất.
    • Đưa Equalizer của từng đường (Hi, Mid, Lo) về 0 (vị trí ngay giữa).
    • Thiết lập Aux, Effect, Monitor ….về vị trí nhỏ nhất
    • Chỉnh Pan của các kênh ngay giữa.
  • Thiết lập Gain và Volume của Mixer Yamaha:
    • Đưa Master LR lên 0dB, và Subgroup lên -3 dB.
    • Yêu cầu từng ca sĩ, từng nhạc công thử theo thứ tự. Không được thử chung toàn bộ ca sĩ dàn nhạc khi chưa hoàn thành giai đoạn này.
    • Trong quá trình thử được thực hiện theo các bước sau :
      • Đẩy Fader lên – 6 dB.
      • Yêu cầu ca sĩ, nhạc công thử mức trung bình và mức lớn nhất.
      • Tăng Gain lên từ từ cho đến khi nào đèn Clip bắt đầu báo đỏ.
  • Lưu ý quan trong khi điều chỉnh là đèn đỏ báo clip không được phép sáng đỏ. Gain là thiết bị điều chỉnh âm lượng vào. Do đó, cần cố định sau khi thiết lập. Điều chỉnh một lần và để cố định. Nếu tín hiệu sau khi giảm hết gain mà vẫn còn đỏ, bạn cần PAD, thiết bị có thể giảm 20dB.
  • Chỉnh chất tiếng cho Mixer Yamaha:
    • Vị trí 0dB: Vặn qua phải là tăng. Vặn sang trái là giảm.
    • LO: Thường cố định ở tần số 80Hz hay 100Hz – Tăng/giảm âm trầm giúp âm thanh có “lực” nhưng nếu quá sẽ làm âm thanh nghe không rõ, bị ù.
    • MID: Thường cố định ở tần số 800 Hz, 1kHz hoặc 2 kHz – Tăng/giảm âm trung giúp âm thanh nghe rõ ràng nhưng nếu tăng quá sẽ làm âm thanh chói hoặc  giảm quá sẽ làm âm thanh mờ.
    • HI: Thường cố định ở tần số 8kHz hay 12kHz – Tăng / giảm âm cao. Các chữ có “s, x, gi, tr, ch”, các nhạc cụ hihat, cymbal đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi nút này. 
    • Mid Frequency cho Mixer Yamaha: Frequency (Freq) – Cho phép thay đổi tần số của phần Mid (tầm trung) từ 200Hz đến 5kHz. Mid Frequency hoàn toàn không có tác dụng nếu để nút này ở ngay giữa (0dB). Nếu bạn tăng nút Mid lên 6 dB, có nghĩa bạn đã tăng tần số được xác định bởi nút Mid Freq lên 6dB và ngược lại.
      • Ví dụ: Để nút Mid Freq ở tần số 250Hz, sau đó bạn nút Mid xuống 3dB, điều đó có nghĩa là đã giảm 3dB ở khoảng tần số 250Hz. 
  • Chỉnh loa Monitor của Mixer Yamaha :
    • Nút AUX có vai trò điều chỉnh âm thanh ra loa hiệu quả. Điều chỉnh nút AUX nên cố định một lần điều chỉnh. Điều này giúp âm thanh ra loa ổn định, đạt hiệu quả điều chỉnh cao.
  • Chỉnh Effect :
    • Chỉnh Effect Master và Effect Return lên 0dB giúp thiết bị có thể ổn định âm thanh tốt nhất.
    • Cách thêm effect:
      • Chỉnh Effect Send ở master lên 0dB, Effect Return ở master lên 0 dB.
      • Đưa effect của kênh lên từ từ cho đến khi bạn hài lòng.

2. Lưu ý cách chỉnh bàn mixer yamaha.

  • Đèn input của effect của Mixer Yamaha chỉ được phép xanh. không được đỏ trong bất kỳ tình huống nào.
  • Effect chỉ được phép nhỏ hơn tiếng thật.
  • Sau khi hoàn thành 1 kênh, tiếp tục kênh tiếp theo…
  • Sau khi đã thử từng kênh, hãy yêu cầu ban nhạc chơi một vài bài và điều chỉnh lại các giọng ca hay các nhạc cụ sao cho hài hoà hơn nữa.
  • Các fader của từng kênh luôn nhỏ hơn Subgroup, và Subgroup luôn nhỏ hơn Master. 
  • Luôn theo dõi hai cột đèn LR, đừng để cho chúng vượt quá 0dB (để khi ban nhạc bất ngờ đánh lớn hơn bình thường , thì ta vẫn còn khoản headroom dự trữ).
  • Lúc nhạc cụ hay giọng ca nào solo chính, ta hãy đưa phần đó lên; còn nếu không thì lại giảm xuống.
  • Lúc Micro không sử dụng, lập tức nhấn MUTE để tránh có tiếng lạ.

Mixer Yamaha là một thiết bị tuyệt vời dành cho những người thích làm âm nhạc. Nhưng trước tiên cần phải hiểu nguyên lý hoạt động của máy như thế nào? Bài viết cách chỉnh mixer yamaha trên chính là đáp án cho câu hỏi này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ tới Trung tâm sửa chữa điện tử – điện lạnh Limosa qua HOTLINE 1900 2276

Limosa - Đơn vị sửa chữa hàng đầu Việt Nam
Limosa – Đơn vị sửa chữa hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)