Việc cài đặt Win 10 được thực hiện qua nhiều cách khác nhau, trong đó sử dụng USB cũng là một giải pháp được người dùng quan tâm. Limosa trong bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách cài Win 10 bằng USB đơn giản, dễ thực hiện. 

Limosa - Đơn vị cung cấp dịch vụ điện lạnh Uy Tín
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam

1. Lý nên cài Win 10 bằng USB?

  • Giúp linh động hơn trong việc lựa chọn phiên bản Win 10 để cài đặt.
  • Vẫn có thể cài đặt được Win 10 khi máy tính bị lỗi windows nặng không vào được windows
  • Khắc phục được nhược điểm của việc cài win 10 từ ổ cứng
  • USB là phụ kiện nhỏ gọn, chi phí không đắt nên mang đi thuận tiện và cài đặt bất cứ khi nào và đặc biệt có thể sử dụng nhiều lần

2. Cách cài Win 10 bằng USB cần chuẩn bị gì?

Để cài đặt Win 10 bằng USB thì bạn cần chuẩn bị một số thứ như sau:

  • 1 bộ cài Win 10 có dạng file ISO.  
  • Chuẩn bị 1 chiếc USB với dung lượng tối thiểu là 4GB.
  • 1 phân vùng ổ cứng để chứa hệ điều hành windows (thường sẽ là ổ C) có dung lượng tối thiểu 20GB.
  • 1 phần mềm tạo USB cài win.

3. Cách tạo USB cài Win 10 với Rufus

Để thực hiện cách cài Win 10 bằng USB với Rufus thì bạn thực hiện như sau: 

Đầu tiên, tải phần mềm tạo USB cài Win 10 – Rufus (đây là 1 phần mềm miễn phí). Tải về https://rufus.ie/ . Mở phần mềm rufus lên. 

Tiếp theo tại những mục:

  • Device: Lựa chọn USB đang kết nối máy tính
  • Boot selection: Bạn bấm Select và tìm tới thư mục chứa bộ cài Win 10 click lựa chọn bộ cài Win 10.
  • Target system: Lựa chọn Bios (or UEFI-CSM)
  • File system: Lựa chọn NTFS

Sau khi đã lựa chọn xong thông số trên thì bạn bấm Start để có thể bắt đầu quá trình thực hiện tạo USB cài win 10 rồi. Nếu như có thông báo Warning thì bạn hãy nhấn OK để tiếp tục.

Sau khi đã tạo được USB cài windows thành công thì bạn hãy nhấn Close để thoát chương trình. Và chuẩn bị bước hành cài win.

4. Các bước trong cách tạo USB boot Win 10 

Bước 1: Bạn hãy cắm USB đã tạo bộ cài windows 10 ở trên vào máy tính.

Bước 2: Sau đó tiến hành khởi động lại máy tính rồi bấm thật nhanh các phím tắt như Esc hoặc F2, F12, F10… để truy cập vào BIOS. Lưu ý rằng với mỗi dòng máy tính thì sẽ có phím tắt vào BIOS riêng nhé. 

Sau khi đã truy cập vào được BIOS thì bạn tiến hành thiết lập quyền khởi động ưu tiên cho USB và sau đó khởi động lại máy tính 1 lần nữa.

Bước 3: Khi khởi động lại máy tính thì lúc này bạn sẽ thấy giao diện mới hiện lên. Hãy chờ vài giây để USB/DVD cài đặt tiến hành tải dữ liệu.

Bước 4: Lúc này sẽ thấy hiển thị màn hình với các thông số như:

  • Language to install: Tức là ngôn ngữ cần cài đặt
  • Time and currency format: tức định dạng ngày tháng và tiền tệ.
  • Keyboard or input method: tức kiểu bàn phím bạn sử dụng.

Tất cả các thông số ở trên thì bạn đều để mặc định nhé. Sau đó hãy bấm Next để tiếp tục nhé. 

Bước 5: Hãy nhấn Install Now để tiến hành cài đặt win 10.

Bước 6: Nếu như trường hợp Microsoft yêu cầu nhập Key bản quyền của Win 10. Nếu nhập key thì bấm Next để tiếp tục. Còn nếu như chưa có key hoặc là bạn muốn cài xong Win 10 rồi mới kích hoạt bản quyền thì hãy lựa chọn I don’t have product key.

Bước 7: Lựa chọn ngay phiên bản Win 10 mà bạn muốn cài đặt. Sau đó hãy bấm Next để tiếp tục.

Bước 8: Tại đây sẽ là các điều khoản của microsoft. Hãy bấm vào I accept the license terms để đồng ý với điều khoản đó và sau đó bấm Next để tiếp tục.

Bước 9: Lúc này sẽ hiển thị cho bạn 2 lựa chọn gồm:

  • Upgrade: Install windows and keep files, settings and applications: Giúp bạn cài đặt Win 10 nhưng sẽ giữ lại được các tập tin,  cũng như ứng dụng đã cài trước đó ở Windows cũ. Tuy nhiên bạn không nên lựa chọn mục này bởi nó sẽ rất dễ gây lỗi hoặc xung đột phần mềm sau khi cài.
  • Custom: Install Windows only (advanced): Tiến hành cài đặt windows 10 với những tùy chỉnh cụ thể. Hãy chọn mục này nhé.

Bước 10: Tiếp theo bạn lựa chọn phân vùng ổ cứng để cài Win 10. Thông thường thì máy tính sẽ được phân chia ra làm nhiều phân vùng khác nhau.Bạn sẽ tiến hành cài đặt Win 10 trên phân vùng ổ C  

Sau đó tiến hành format để có thể xóa sạch dữ liệu cũ và sau đó hãy bấm Next để tiếp tục.

Ngoài ra thì trong trường hợp nếu bạn cài đặt trên một chiếc máy tính mới mua và chưa chia phân vùng ổ cứng thì cần chọn New sau đó tiến hành điều chỉnh dung lượng mà mình mong muốn và sau đó bấm apply rồi bấm Next để tiếp tục.

Bước 11: Lúc này thì quá trình cài đặt Win 10 sẽ bắt đầu. Thời gian khoảng 15 – 20 phút sẽ hoàn tất và tùy thuộc vào cấu hình máy tính mà bạn sử dụng. 

Bước 12: Sau khi đã cài đặt hoàn tất thì máy tính sẽ tự động khởi động lại.Lúc này bạn chọn quốc gia đang sinh sống và bấm Yes.

Bước 13: Tiếp tục lựa chọn ngôn ngữ bàn phím muốn sử dụng, nên để là US và sau đó bấm Yes để tiếp tục.

Bước 14: Nhấn Skip

Bước 15: Lựa chọn Set up for personal use rồi bấm Next.

Bước 16: Microsoft lúc này sẽ yêu cầu bạn nhập tài khoản microsoft. Nếu như có hãy nhập vào còn không thì hãy chọn Offline account để bỏ qua. Sau khi đã cài đặt Win 10 xong thì bạn hãy nhập tài khoản microsoft sau cũng được.

Bước 17: Hãy bấm Yes để tiếp tục.

Bước 18: Tiến  hành nhập tên máy tính bạn có thể nhập tùy ý. Sau đó chọn Next.

Bước 19: Nếu như bạn muốn thiết lập mật khẩu cho máy tính của mình thì nhập vào ô trống sau đó bấm Next. Nếu không thì bạn để trống không nhập gì rồi bấm Next.

Bước 20: Bạn sẽ được hỏi có muốn sử dụng trợ lý ảo Cortana không.  

Bước 21: Có thể để mặc định sau đó bấm Accept.

Bước 22: Chờ một chút hoàn tất quá trình thực hiện cách cài win 10 bằng USB rồi. 

Trên đây là chia sẻ của Limosa về cách cài win 10 bằng USB chi tiết. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn biết cách tự cài đặt Win 10 cho máy tính của mình. Để lại bình luận nếu bạn còn thắc mắc nào cần được Limosa giải đáp nhé. 

điện lạnh limosa
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)