Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

Sofa là một trong những vật dụng quen thuộc dành cho gia đình và các không gian văn phòng của doanh nghiệp, cung cấp sự sang trọng cũng như tiện ích sử dụng. Để có thể lựa chọn được một bộ sofa phù hợp, thông thường khách hàng sẽ cân nhắc về kiểu dáng và kết cấu thiết kế. Trong đó, bạn có thể kiểm tra đến chân sofa – một bộ phận không thể không nhắc đến. Các loại chân ghế sofa? Cái nào phù hợp và đẹp hơn? Trung tâm sửa chữa điện tử – điện lạnh Limosa sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết nhất.

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Chân ghế sofa là gì?

  • Chân ghế sofa là một bộ phận nằm cuối cùng ở đáy của sofa . Chân ghế giúp nâng đỡ bộ sofa có thể đứng chắc chắn và chịu được lực tác động lên bộ ghế, tạo sự an toàn cho người ngồi.
  • Hiện nay, các kiểu chân ghế sẽ được thay đổi và biến đổi tùy theo từng kiểu dáng sofa để tăng tính thẩm mỹ bên cạnh các tính năng như chống đỡ, nâng chiều cao cho sản phẩm và dễ dàng hơn trong việc vệ sinh, dọn dẹp gầm ghế.

Chân ghế sofa là gì

2. Các loại chất liệu của chân ghế sofa

2.1. Chân sofa inox

  • Sofa chân inox mang nét đẹp hiện đại và tinh tế, giúp cho tính thẩm mỹ của sản phẩm được tăng lên đối ta. Với loại sofa chữ U, chữ L hay các dòng sofa cỡ lớn, chân ghế inox sẽ được tùy biến nhiều hình dạng tùy theo phong cách của ghế. Loại chân ghế này sẽ rất phù hợp với những căn phòng có sử dụng thảm trải sàn.
  • Ưu điểm:
    • Có độ bền tốt.
    • Chịu lực cao.
    • Mang tính thẩm mỹ cao, sang trọng và tinh tế.
    • Dễ tháo rời vì chân được đính bản lề với thân ghế.
    • Không hút ẩm nên dễ vệ sinh.
  • Nhược điểm:
    • Có thể gây xước sàn nhà.
    • Bị oxy hóa theo thời gian sử dụng.
    • Ít mang tính sang trọng hơn chân gỗ.

2.2. Chân sofa sắt

  • Chân sofa sắt cũng được nhiều người lựa chọn bởi tính chịu lực của nó. Với chân sắt sắt giúp bộ sofa chịu tải và chắc chắn hơn rất nhiều. Ngoài ra, Bộ ghế sofa chân sắt còn mang tính hiện đại, nếu kết hợp thêm thảm lót và trang trí 1 chút thì bạn sẽ mang phong cách Bắc Âu vào phòng khách của bạn.
  • Ưu điểm:
    • Có độ chắc chắn cao.
    • Độ chịu lực cao hơn chân inox và gỗ.
    • Có thể dễ dàng tháo rời khi vận chuyển.
    • Giá thành không cao nên dễ thay mới nếu bộ cũ bị hư hỏng.
  • Nhược điểm:
    • Có thể bị tác động từ môi trường làm giảm tính thẩm mỹ như gỉ sét.
    • Không có tính thẩm mỹ tốt như các loại chất liệu khác.
    • Dễ gây trầy xước nền nhà.
    • Dễ bị cong vênh.

2.3. Chân sofa gỗ

  • Sofa chân gỗ thường được làm từ gỗ dầu hay gỗ bạch đàn đã qua xử lý mối mọt để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của sofa. Hơn nữa, khi sử dụng khung chân gỗ, sản phẩm thường có tính thẩm mỹ và giá trị cao hơn.
  • Ưu điểm:
    • Tính thẩm mỹ cao và thân thiện với môi trường.
    • Đem đến giá trị cao cho bộ sofa.
    • Khi sử dụng các loại gỗ quý như trầm hương, ngọc am,… đem lại mùi dễ chịu cho người dùng.
    • Trọng lượng nhẹ.
    • Dễ lau chùi, vệ sinh.
    • Không bị oxi hóa nên bền đẹp theo thời gian.
    • Không tác động lên sàn nhà làm trầy xước bề mặt.
  • Nhược điểm:
    • Sức chịu đựng không cao bằng inox và sắt.
    • Nếu sử dụng các loại gỗ kém chất lượng sẽ dễ bị mối mọt, hư sớm và tuổi thọ không cao.
    • Giá thành của sofa sẽ bị “dội” lên ít nhiều.
    • Chân gỗ thường được thiết kế dính liền với phần thân nên sẽ khó việc di chuyển sản phẩm.

3. Các loại chân ghế sofaCác loại chất liệu của chân ghế sofa

  • Chân ghế sofa tiện tròn:
    • Là dạng chân gỗ được tiện tròn với tính thẩm mỹ cao. Tùy theo kiểu dáng của ghế và chiều cao mong muốn mà chân sẽ được tiện tròn theo kiểu dáng khác nhau. Đôi khi, chân ghế sofa tiện tròn còn được bọc bên ngoài một lớp inox mỏng để tạo độ nặng mang đến sự chắc chắn cho ghế khi sử dụng.
    • Loại chân ghế này phù hợp với các thiết kế sofa cổ điển và tân cổ điển, được nhiều gia đình ưa chuộng và tìm kiếm trên thị trường nội thất.
  • Chân ghế sofa chạm trổ hoa văn:
    • Đây là dạng chân ghế của những dòng sofa tân cổ điển. Các loại chân ghế này thường có chiều cao cao hơn các loại chân tiện tròn, có khả năng nâng đỡ sofa và tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
    • Mẫu chân ghế này phù hợp với phong cách sofa hoàng gia tinh tế và sang trọng, đẳng cấp.
  • Chân ghế sofa dạng ống dài:
    • Loại chân ghế này thường được làm từ gỗ và inox có khả năng tăng chiều cao cho sofa, từ đó phù hợp với nhu cầu của người dùng yêu thích sự thông thoáng và cao ráo.
    • Kiểu dáng chân ghế này thường dành cho sofa hiện đại, thiết kế tối giản.
  • Chân ghế sofa vuông thấp: Đây là dạng chân ghế làm từ gỗ với kiểu dáng vuông hay hình chữ nhật có chiều cao khá thấp. Thông thường, loại chân ghế này thường được giấu bên trong và khó nhìn thấy. Ưu điểm lớn của loại chân ghế này là độ chắc chắn, chịu lực tốt. Tuy nhiên, bạn sẽ khó vệ sinh làm sạch bên dưới ghế và có cảm giác nặng nề khi sử dụng.
  • Chân ghế sofa chữ V: Chân ghế chữ V thường có 3 cạnh chắc chắn để trụ ở 1 góc, tạo nên độ chịu lực cao và chắc chắn, an toàn cho người dùng. Ngoài ra, chúng cũng dễ dàng tháo lắp để tiện việc di chuyển mà không gặp nhiều vấn đề khác.
  • Chân ghế sofa ống tròn: Chân ghế sofa ống tròn là loại chân an toàn có kiểu ống tròn dài, chắc chắn. Thiết kế nằm ngang hạn chế việc tác động lên sàn làm trầy xước mặt sàn, giúp bạn không lo sợ chân ghế hay sàn nhà, thảm trải bị ảnh hưởng.
  • Chân ghế sofa bằng sắt ống vuông: Dạng ống vuông được thiết kế chắc chắn, được tạo nên từ các khối sắt hộp rỗng bên trong mang đến trọng lượng nhẹ nhưng vẫn đủ tính bền cùng chịu lực, giúp bạn yên tâm trong quá trình sử dụng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các loại chân ghế sofa để bạn tìm hiểu và lựa chọn cho gia đình mình. Tại Trung tâm sửa chữa điện tử – điện lạnh Limosa bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng nhiều thông tin hữu ích. Còn chần chờ gì mà không gọi ngay qua HOTLINE 1900 2276.

Trung tâm sửa chữa Limosa
Trung tâm sửa chữa Limosa
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)