Ngày nay, cuộc sống người dân ngày càng hiện đại, tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, chính vì thế vấn đề chất lượng nước sinh hoạt cũng đang trở nên rất nan giải. Hiểu được điều đó, mọi người dần trang bị máy lọc nước cho gia đình mình nhiều hơn, tuy nhiên cách lắp máy lọc nước thì không phải ai cũng biết, do cấu tạo của nó tương đối phức tạp. Sau đây, Limosa sẽ hướng dẫn lắp máy lọc nước chuẩn và nhanh chóng nhé!

limosa
Limosa tự hào là đơn vị sửa chữa Điện Lạnh – Điện Máy – Điện Tử hàng đầu tại Việt Nam

1. Cấu tạo của máy lọc nước RO

Các dòng máy lọc nước sử dụng công nghệ lọc nước RO giúp tạo ra nguồn nước tinh khiết, uống được ngay và không cần đun sôi.

Hệ thống máy gồm các lõi lọc nước, màng lọc nước như những thành phần chủ đạo tham gia và tạo nước tinh khiết. Các linh phụ kiện khác sẽ đóng vai trò hỗ trợ và tạo sự tiện dụng cho người dùng.

Cấu tạo máy lọc nước RO gia đình thường có 8 khối chính:

  • Phần lọc tiền xử lý (thường là các cấp lọc 1, 2, 3)
  • Màng lọc RO (thẩm thấu ngược)
  • Lõi lọc chức năng (T33, Nano silver, Alkaline, Mineral, ORP,…)
  • Hệ thống bơm tạo áp suất nước (sử dụng điện năng)
  • Bình áp chứa và tích trữ nước tinh khiết
  • Cơ cấp cấp nước
  • Vòi lấy nước tinh khiết
  • Vỏ máy (nếu có)

Nếu bạn muốn máy lọc nước của mình hoạt động bền bỉ theo thời gian có thể liên hệ đến dịch vụ bảo trì điều hòa Limosa qua HOTLINE 1900 2276, đội ngũ nhân viên chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng với giải pháp tối ưu nhất. Bạn có thể tham khảo thêm sửa máy lọc nước tại Limosa nhé!

2. Nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO

Nguyên lý hoạt động

  • Nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO thực ra rất đơn giản. Nước cấp vào máy sẽ đi qua các lõi lọc nước tiền xử lý, sau đó qua bơm áp giúp tăng áp suất nước trước khi nước được đẩy vào màng lọc RO.
  • Sau màng lọc RO, bao gồm hai đường nước, đường nước thải và đường nước tinh khiết. Nước tinh khiết sẽ được cấp vào bình áp, đồng thời được chia và đi qua các lõi lọc chức năng rồi đến vòi lấy nước tinh khiết.

Chức năng của các lõi lọc: 

Lõi lọc số 1: Tiền xử lý, lọc tạp chất thô như: bùn đất, rỉ sét, cặn đá,… có kích thước > 5 micron

Lõi lọc số 2: Tiền xử lý 2, hấp phụ chất hữu cơ, độc tố, thuốc trừ sâu, khử mùi, vi sinh,…

Lõi lọc số 3: Tiền xử lý 3, lọc tạp chất thô như: bùn đất, rỉ sét, cặn đá, mạt than,… có kích thước > 1 micron

Lõi lọc số 4 (Màng lọc RO): Lọc và loại bỏ các tạp chất hòa tan trong nước, với khe lọc đạt đến mức 0,0001 micron. Màng RO giúp loại bỏ gần như hoàn toàn tạp chất dù nhỏ nhất, giúp nước trở nên tinh khiết, có thể uống được luôn và không cần đun sôi.

Lõi lọc số 5: Làm tươi nước, khử độc tố tàn dư, khử khuẩn, nấm mốc và mùi hôi trong nước,…

Lõi lọc số 6: Bức xạ hồng ngoại, tách nhóm phân tử nước, tăng oxy cho nước,…

Lõi lọc số 7 (Alkaline): Tạo nước kiềm tính, trung hòa axit dư thừa,…

Lõi lọc số 8 (Mineral): Tái tạo và bổ sung khoáng chất cho nước…

Lõi lọc số 9 (ORP): Chống lão hóa, giải độc cơ thể và tăng cường chức năng miễn dịch.

Bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm bảng giá sửa máy lọc nước tại Limosa nhé!

3. Cách lắp máy lọc nước RO

Bước 1: Ta tiến hành bóc nilon của các lõi lọc thô: PP, CTO, UDF, sau khi bóc xong ta xoáy cốc lọc lại.

Bước 2: Ta tiến hành lắp màng lọc ro,  Màng lọc ro là bộ phận không thể thiếu trong máy lọc ro, là trái tim của máy.

Bước 3: Ta tiến hành lắp vòi, việc lắp või cũng khá là đơn giản, ta quan sát phụ kiện kèm theo vòi, sau khi ta cố định vòi vào tử kính cường lực, ta nên dùng khóa 14 hoặc mỏ lết xoáy cho chắc, sau khi cố định xong vòi ta lắp dây dẫn vòi vào đầu nước ra, thường là T33 hoặc lõi lọc sau cùng của máy

Bước 4: lắp van bình áp, Bình áp có nhiệm vụ tích nước, thường bình áp gia đình chứa được khoảng 8-10l nước, máy hoạt đông nước sau khi lọc qua màng được chứa vào bình áp, sau đó khi chúng ta sử dùng nước từ bình áp được đẩy lên vòi. Lắp van bình áp vào bình ap ta lưu ý phải quấn keo lụa không là bị rò nước ngay. Một đầu ống nối với lõi số 5 của máy và một đầu ống nối với bình áp.

Bước 5: lắp đường nước xả cho máy lọc ro, Nước xả là nước sau khi qua màng còn tồn dư kim loại nặng nên được đẩy ra ngoài, Chỉ có công nghệ ro mới có nước thải, công nghệ Nano không có nước thải, Nước thải tùy theo loại máy mà thường là tỉ lệ 6-4.

Bước 6: ta tiến hành gắn nước chính cấp vào máy, đường nước chính nằm ở lõi lọc pp lõi số 1, tùy theo dòng máy mà thiết kế nước vào mặt trước máy hay mặt sau, ví dụ như máy sagana nước vào mặt trước nhưng máy karofi nước vào lại đằng sau cho thẩm mỹ hơn tí.

Bước 7: Cắm nguồn điện vào và sử dụng. Máy ro đặc trưng sử dụng điện để cho máy bơm trong máy hoạt động. Vì kích thước màng lọc ro siêu nhỏ (nhỏ hơn cả con vi khuẩn) nên máy cần áp lực nước nhật định nên phải sử dụng bơm kèm theo trong máy.

Lắp đặt máy lọc nước sẽ không quá khó nếu bạn biết cách lắp máy lọc nước đúng quy trình và thao tác. Bài viết Limosa cung cấp trên đây chính là những thông tin về cách lắp đúng chuẩn nhất. Bất cứ khi nào có thắc mắc hãy liên hệ ngay qua hotline 1900 2276 hoặc website Limosa.vn. Chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ bạn.

điện lạnh limosa
Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)