Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

Tai nghe In-ear chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với mọi người, nhờ sự ra đời của nó việc nghe nhạc hay xem phim của con người cũng trở nên dễ dàng hơn. Vậy bạn có thắc mắc cấu tạo của tai nghe như nào không? Hôm nay Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa sẽ giới thiệu đến bạn các dạng Driver thường thấy trong tai nghe In-ear phổ biến nhất nhé.

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Tai nghe In-ear là gì?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng tai nghe In-ear khác nhau, nhưng nhìn chung chúng sẽ có một thiết kế cố định và thiết lập bởi các dạng Driver thường thấy trong tai nghe In-ear mà bất cứ dòng sản phẩm nào cũng phải tuân theo.

Tai nghe In-ear là loại tai nghe có thiết kế thuôn dài, có thể đi sâu vào ống tai của người dùng để phát âm thanh và có khả năng lọc tạp âm tốt hơn các dòng tai nghe khác. Từ đó, mang lại cảm giác tuyệt vời, thoải mái cho người sử dụng.

Có 2 loại tai nghe In-ear đó là loại phổ thông và loại custom (sản xuất theo yêu cầu). Trong đó với những tai nghe custom sẽ thường được sử dụng bởi nghệ sĩ, họ sẽ thiết kế dựa vào kích thước tai của mình giúp chất lượng âm thanh truyền đến là tốt nhất, nhưng giá cả sẽ thường rất cao.

1.1. Ưu điểm của tai nghe In-ear

  • Thiết kế đơn giản, dễ dàng sử dụng khi đeo kính, thả tóc, khẩu trang, trang sức,…
  • Âm thanh rõ, bass âm tốt, khả năng chống ồn và lọc tạp âm hiệu quả.
  • Thiết kế đệm silicon từ đó cản được các âm thanh bên ngoài.
  • Đa số các dòng tai nghe In-ear đều được tích hợp các tính năng như kết nối cuộc gọi, ghi âm, điều khiển nhanh,… một cách dễ dàng.
  • Cổng kết nối đa dạng, không yêu cầu thiết bị phải có bluetooth.

1.2. Nhược điểm của tai nghe In-ear

  • Dây tai nghe dễ bị rối trong quá trình sử dụng, gây ra nhiều phiền toái.
  • Đôi lúc đeo lâu sẽ gây ra cảm giác đau, nhức ở lỗ tai.
  • Một số người dùng không thích đặt tai nghe quá sâu vào trong tai.
các dạng Driver thường thấy trong tai nghe In-ear

2. Cấu tạo của các dạng Driver thường thấy trong tai nghe In-ear

2.1. Các dạng Driver thường thấy trong tai nghe In-ear là gì?

Driver là một trong những bộ phận quan trọng nhất của tai nghe. Nhiệm vụ của driver là chuyển đổi tín hiệu âm thanh thành dao động không khí để thính giác của con người có thể tiếp nhận được. Hay nói cách khác đây là bộ phận tạo ra âm thanh của tai nghe, do đó, driver tai nghe cũng giống driver loa, và tai nghe đóng vai trò là cặp loa thu nhỏ.

2.2. Cấu tạo của driver trong tai nghe

 Các dạng Driver thường thấy trong tai nghe In-ear nhìn chung sẽ có 3 bộ phận chính:

  • Nam châm: Bộ phận có vai trò tạo ra từ trường.
  • Cuộn dây đồng (voice coil): Cũng giống như ở driver loa thông thường, voice coil được nối với màng loa và có nhiệm vụ di chuyển màng loa để tạo thành âm thanh khi có một dòng điện chạy qua.
  • Màng loa: Rung để tạo thành âm thanh.
các dạng Driver thường thấy trong tai nghe In-ear

3. Các dạng Driver thường thấy trong tai nghe In-ear

Mặc dù trên thị trường hiện nay có vô số driver khác nhau, nhưng khi nhắc đến các dạng Driver thường thấy trong tai nghe In-ear thì không thể không kể đến 4 loại Driver sau đây:

  • Dynamic
  • Planar Magnetic
  • Balanced Armature ( gọi tắt là BA)
  • Electrostatic

3.1. Dynamic

Driver dynamic là loại Driver phổ biến nhất có số lượng áp đảo so với các loại còn lại. Đây là loại Driver có mặt trên các loại In-ear từ phổ thông cho đến cao cấp. 

Driver dynamic gồm 3 phần chính là:

  • Nam châm
  • Cuộn cảm
  • Màng diaphragm

Phương thức hoạt động: 

  • Nhờ vào từ tính của nam châm để truyền tải rung động đến màng diaphragm.
  • Sau đó, mà diaphragm rung động sẽ tạo nên sóng âm, truyền âm thanh đến tai người nghe.

3.2. Planar Magnetic

Kiểu Driver này có phương thức hoạt động khá giống so với Driver Dynamic khi sử dụng từ trường để tạo ra âm thanh.

Thay vì sử dụng cuộn cảm thì voice coil trên màng diaphragm của Driver Magnetic chịu ảnh hưởng trực tiếp của từ trường nam châm. Để đảm bảo dao động của màng diaphragm được đồng đều, nam châm trong thiết kế Driver Magnetic thường khá lớn và làm chiếc tai nghe nặng hơn.

3.3. Balanced Armature ( gọi tắt là BA)

Thành phần chính bao gồm một cuộn dây nằm giữa 2 nam châm. Từ trường của 2 nam châm này sẽ quyết định dao động của cuộn dây khi có dòng điện đi qua.

Trước kia Driver BA thường được dùng trong thiết bị y tế bởi kích thước khá nhỏ và tiện lợi. Nhưng cũng vì thế, chi phí sản xuất của Driver BA rất cao kéo theo các sản phẩm tai nghe sử dụng Driver này vào cũng sẽ có giá thành cao hơn.

Tuy nhiên hiện nay rất nhiều nhà sản xuất tai nghe đã áp dụng Driver BA vào sản phẩm của mình, ví thế giá thành cũng giảm hơn so với trước rất nhiều.

3.4. Electrostatic

Driver Electrostatic hoạt động khác rất nhiều so với Dynamic hay Magnetic, sử dụng thiết kế màng stator được phân cực (- / +) với điện áp lên đến vài trăm volt để đẩy màng diaphragm có khối lượng rất mỏng nhờ các phân tử electron di chuyển giữa hai màng phân cực. 

Thiết kế driver này khá phức tạp và rất khó kéo, đòi hỏi các thiết bị amplifier chuyên nghiệp và đắt tiền. Cũng chính vì thế, chúng chỉ thường được xuất hiện trong các dòng tai nghe cao cấp bởi chi phí gia công sản phẩm vô cùng đắt đỏ.

các dạng Driver thường thấy trong tai nghe In-ear

Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về các dạng Driver thường thấy trong tai nghe In-ear sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn. Nếu thiết bị của bạn có bất kỳ lỗi về kỹ thuật nào, hãy liên hệ ngay đến số HOTLINE 1900 2276 để được chuyên viên CSKH của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa hỗ trợ ngay nhé.

Limosa - Đơn vị sửa chữa hàng đầu Việt Nam
Limosa – Đơn vị sửa chữa hàng đầu Việt Nam
Đánh Giá
viber
messenger
zalo
hotline
icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
Báo Giá
(24/7)
icon-mess
1900 2276
(24/7)