Nokia vừa ra mắt mẫu smartphone mới thuộc phân khúc giá rẻ, đó là Nokia G11 Plus. Điểm đặc biệt của mẫu máy này là camera có độ phân giải lớn lên đến 50MP, cùng với màn hình 90Hz, và tất cả điều này được tích hợp trong mức giá dưới 3 triệu đồng. Điều này cho thấy Nokia đặc biệt chú trọng đến nhu cầu của người dùng trong phân khúc giá rẻ. Để hiểu rõ hơn về sản phẩm trên, hãy cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa đánh giá điện thoại Nokia G11 Plus trong bài viết này nhé!
MỤC LỤC
1. Đánh giá điện thoại Nokia G11 Plus về thiết kế
Nokia G11 Plus có thiết kế mang dấu ấn rõ ràng của Nokia, với mặt lưng được làm từ nhựa và các đường vân tròn giúp chống bám mồ hôi và dấu vân tay, cũng như giảm thiểu trơn trượt. Cụm camera được thiết kế độc đáo, nhô lên từ mặt lưng máy, và kế bên là cảm biến vân tay, một thiết kế phổ biến trên các mẫu máy giá rẻ.
Ở trung tâm của mặt lưng là logo Nokia, và góc dưới bên phải là loa ngoài, một cách bố trí gợi nhớ đến các mẫu điện thoại Nokia trong quá khứ như T9. Mặt lưng máy được vát cong ở hai bên và các góc cũng được bo tròn nhẹ nhàng, tạo cảm giác cầm nắm thoải mái và chắc chắn hơn. Với trọng lượng 195g và độ dày 8.55mm, máy mang lại cảm giác cầm nắm “đầm” tay một cách tối ưu, không quá nặng nhưng cũng không quá nhẹ.
Nokia G11 Plus được trang bị màn hình giọt nước 6.5 inches độ phân giải HD+ và tần số quét 90Hz. Có thể nói hãng đã rất ưu ái người dùng phân khúc này khi mà một vài đối thủ cũng chỉ trang bị màn hình 60Hz cho sản phẩm trong tầm giá này. Thực tế trải nghiệm cho thấy việc được trang bị màn hình 90Hz giúp những tác vụ như lướt web, TikTok hay Facebook mượt mà hơn, đã mắt hơn so với những chiếc màn hình 60Hz.
2. Đánh giá điện thoại Nokia G11 Plus về hiệu năng
Về chất lượng hiển thị, vì là màn hình LCD độ phân giải HD+ nên màu sắc nên chất lượng hình ảnh chỉ dừng lại ở mức đủ dùng, độ chi tiết tốt. Nhưng nếu bạn đã quen sử dụng với những chiếc màn FullHD hay AMOLED sẽ cảm thấy màu sắc hơi nhạt, độ tương phản đủ dùng. Tuy nhiên với phân khúc giá rẻ bạn sẽ không thể đòi hỏi hơn được việc trang bị tần số quét 90Hz đã là quá ưu ái.
Nokia G11 Plus được trang bị chipset Unisoc T606 đi kèm với đó là GPU Mali-G57 MP1 cùng với 3GB RAM và 64GB ROM. Ban đầu khi mới nghe Nokia G11 Plus được trang bị bộ vi xử lý Unisoc T606 mình đã khá bất ngờ và đặt ra những câu hỏi đại loại là “chipset này làm được gì nhỉ? chơi được game pikachu à?” Tuy nhiên khi sử dụng mình đã khá bất ngờ với hiệu năng của em nó. Để hiểu rõ hơn thì mình sẽ đánh giá qua các phần mềm benchmark và sau đó là trải nghiệm thực tế.
Như thường lệ bài kiểm tra đầu tiên sẽ là Antutu Benchmark. Với bài kiểm tra này Nokia G11 Plus vượt qua với số điểm 170,853 điểm trong đó CPU đạt 59,789 điểm, GPU đạt 21,255 điểm, MEM đạt 34,949 điểm và 54,860 điểm trải nghiệm người dùng.
Tiếp theo là Geekbench 5, với bài kiểm tra này G11 Plus đạt 306 đơn nhân và 1,185 điểm đa nhân. Có thể thấy số điểm này không mấy ấn tượng khi trong cùng phân khúc Xiaomi Redmi 10 với bộ vi xử lý MediaTek Helio G88 đạt 367 điểm đơn nhân và 1,253 điểm đa nhân.
Cuối cùng là bài kiểm tra 3DMark, với lần test này G11 Plus đạt 394 điểm Wild Life nhiệt độ mát mẻ chỉ 38 độ C và tốc độ khung hình cao nhất 40FPS. Đối với bài test Wild Life Stress Test qua 20 lần đo lặp lại G11 Plus đạt độ ổn định 97.5% một con số khá tốt đối với chiếc máy giá rẻ này.
Thông qua 3 bài test có thể thấy được phần nào hiệu năng của máy. Tuy nhiên những con số này vẫn chưa thể hiện được nhiều về trải nghiệm hiệu năng thực tế. Vì vậy mình sẽ tiếp tục kiểm tra hiệu năng thông qua các tựa game phổ biến trên thị trường.
3. Hiệu năng qua các tựa game
Đầu tiên sẽ là tựa game Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến, đối với tựa game này mặc dù không đòi hỏi cấu hình quá cao nhưng để trải nghiệm mượt mà nhất mình sẽ chơi ở thiết lập được khuyến nghị 60FPS như hình:
Nokia G11 PlusVới mức cài đặt này máy vẫn có thể chơi mượt mà với tốc độ khung hình duy trì ở mức 57FPS đến 61FPS thỉnh thoảng có rớt về mức 53FPS nhưng hầu như không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm game.
Chất lượng đồ họa cũng chấp nhận được, các chiêu thức và hiệu ứng được thể hiện tương đối tốt. Mình cũng khá bất ngờ với những gì mà Unisoc T606 làm được.
Tiếp theo sẽ là tựa game PUBG: Mobile, đây là tựa game đòi hỏi cấu hình phải cao thì mới có thể chơi được với chất lượng đồ họa cao nhất.
Nhưng không phải vì vậy mà những chiếc điện thoại cấu hình thấp không thể chơi được. Tựa game này vẫn cung cấp mức thiết lập phù hợp với những chiếc máy cấu hình thấp.
Ở mức thiết lập đồ họa mượt, tốc độ khung hình cao G11 Plus cho trải nghiệm mượt mà, hầu như không gặp hiện tượng giật lag nào mặc dù có thể thấy trên biểu đồ thỉnh thoảng vẫn xảy ra hiện tượng drop FPS. Nếu bạn có yêu cầu quá cao với chất lượng đồ họa thì mức thiết lập này máy vẫn có thể cho trải nghiệm mượt mà ở mức khung hình từ 27FPS đến 30FPS.
Mong rằng những đánh giá điện thoại Nokia G11 Plus mà Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa chia sẻ đã cho bạn một cái nhìn toàn diện về sản phẩm này. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy gọi ngay tới số HOTLINE 1900 2276 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhé!